(Moitruong.net.vn) – Theo các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam biếng ăn, thấp còi là do trong mỗi bữa ăn bổ sung thiếu chất kẽm.
70% trẻ em Việt Nam thiếu chất kẽm – Ảnh minh họa
Thiếu kẽm là một vấn đề đáng lưu tâm, có ảnh hưởng rộng trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
Thiếu kẽm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì vậy, việc giáo dục chế độ ăn thích hợp để ngăn ngừa thiếu kẽm là cần thiết.
Một số loại thức ăn giàu chất kẽm
Một số nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phát triển tâm thần vận động.
Ngoài ra, bổ sung kẽm đồng thời với các vi chất khác như Vit A, vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi, bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B để ngăn ngừa sự thiếu hụt cũng như bổ sung kẽm khi mắc các bệnh nhiễm trùng theo khuyến cáo của WHO để làm giảm độ nặng và rút ngắn thời gian bệnh là thật sự quan trọng.
Yến Anh (T/h)