Từ hôm nay (1/4), Bắc Bộ và Hà Nội bước vào giai đoạn ấm lên nhanh, nhiệt độ tăng dần, nắng xuất hiện nhiều hơn. Trong khi đó, Nam Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, nguy cơ giông lốc, sấm sét và mưa đá cục bộ.
Trước dự báo về nắng nóng, mưa bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa hè 2025, người dân cần có các biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sinh hoạt.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 5/2025, nắng nóng có xu hướng gia tăng mạnh trên diện rộng tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Đồng thời, các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, dông lốc, sét cũng có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, từ nay đến giữa tháng 4, khu vực sẽ liên tục xuất hiện các đợt mưa trái mùa trên diện rộng, kéo dài trong vài ngày.
Từ châu Á đến châu Âu, những làn sóng nhiệt chết người ngày càng xuất hiện dày đặc, báo hiệu một tương lai khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu. Sự thích nghi không còn là lựa chọn, mà là điều bắt buộc để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng.
Theo phân tích của UNICEF, trong số gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập vì biến đổi khí hậu năm 2024, Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 128 triệu học sinh trong khi tại Đông Á và Thái Bình Dương số học sinh bị ảnh hưởng là 50 triệu em.
Năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến xu hướng gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão mạnh, mưa lớn kéo dài, và hạn hán khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu.
Tháng 1/2025, miền Bắc bước vào giai đoạn lạnh nhất trong năm với những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Sương mù dày đặc xuất hiện vào sáng sớm, trong khi ban ngày trời rét buốt, khô hanh, tạo nên không khí đặc trưng của mùa đông phương Bắc.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2024 được dự báo là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu đỉnh điểm của một thập kỷ nóng chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Rút kinh nghiệm từ những đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử, Hậu Giang đã chủ động, linh hoạt hơn trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng sự tàn phá từ các cơn bão nhiệt đới, nắng nóng và lũ lụt trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, góp phần gây ra những thách thức kinh tế chưa từng có, trong đó các nền kinh tế thu nhập thấp hơn và dễ đổ vỡ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo báo cáo mang tính bước ngoặt, số ca tử vong do nhiệt độ tăng cao, mất an ninh lương thực và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm do biến đổi khí hậu đã lên tới mức kỷ lục.
Ngày và đêm 20-21/10, khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3- 5m. Các tỉnh, thành phố ven biển được yêu cầu theo dõi chặt chẽ để chủ động kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, các nước Đông Nam Á và Việt Nam sẽ chứng kiến lượng mưa cao hơn thông thường trong những tháng cuối năm nay, đe dọa sản xuất nông nghiệp, du lịch và công nghiệp, vốn đã bị gián đoạn bởi hàng loạt cơn bão mạnh trong năm.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm bão và áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, lốc và sét có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.