Theo đó, Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 03 loại cơ bản sau:
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
Chất thải thực phẩm;
Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Đặc biệt, Khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải phát sinh thay vì theo cơ chế “cào bằng” như hiện nay. Cụ thể, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo 03 căn cứ sau:
– Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
– Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá thu gom, vận chuyển và xử lý.
Ngoài ra, nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định thì cơ sở thu gom có quyền từ chối thu gom, vận chuyển, đồng thời báo cho cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, riêng khoản 3 Điều 29 (quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường) có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
Mai Anh