Tiền Giang: Kè mềm chắn sóng tiền tỉ mới sử dụng đã hư hỏng

16/06/2019 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sau hơn 2 năm đưa vào sử dụng, hệ thống kè mềm chắn sóng, gây bồi tạo bãi ở biển Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã bị hư hỏng.

Kè mềm dọc theo biển Gò Công Đông thuộc dự án thí điểm “Gây bồi tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển Gò Công Đông” bằng kết cấu vật liệu túi Geotube (sản xuất bằng vải dệt polypropylen) được may tại nhà máy thành các ống, sau đó bơm cát vào trong ống tạo thành các con đê mềm, hay còn gọi là đê ngầm.

Trước sự việc này, ông Nguyễn Thiện Pháp – chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh Tiền Giang cho biết, kè mềm được làm để chống xói lở bờ biển. Về cơ bản, kè mềm này đã phát huy được công năng khi giữ được phù sa, tạo bãi bồi. Dự án được khởi công từ tháng 3-2016 và đến tháng 12-2016 hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cũng theo ông Pháp, để khắc phục tạm thời, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang thường xuyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát đoạn kè, khi thấy có dấu hiệu hư hỏng ở đâu thì lập tức sửa chữa bằng cách may lại điểm bị rách tại đó.

Một đoạn kè mềm bị hư hỏng sau hơn 2 năm sử dụng 

Tuyến đê có chiều dài khoảng 1.400m, chiều cao 1,7m với tổng mức đầu tư hơn 56 tỉ đồng. Theo ông Pháp, nguyên nhân khiến các túi Geotube bị hỏng là do tác động của sóng đánh trực tiếp vào túi, đặc biệt khi sóng biển mang theo các vật cứng như gốc cây, vật cứng tác động vào đầu túi khiến túi bị rách. Một nguyên nhân khác nữa là do túi Geotube có xu hướng bị giảm chất lượng theo thời gian sử dụng.

Cụ thể, thời điểm nước biển rút, kè mềm nhô lên khỏi mặt nước không đều nhau. Có những chỗ kè còn nguyên vẹn thì nhô cao nhưng cũng có những chỗ bị lún sâu, rách nát.

Trước tình trạng tuyến đê bị hư hại như hiện nay, ông Pháp cho biết để khắc phục tạm thời, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang thường xuyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát đoạn kè, khi thấy có dấu hiệu hư hỏng ở đâu thì lập tức sửa chữa bằng cách may lại điểm bị rách tại đó.

Dự án được khởi công từ tháng 3/2016 và đến tháng 12/2016 hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Tuyến đê mềm có chiều dài khoảng 1.400m, chiều cao 1,7m với tổng mức đầu tư hơn 56 tỷ đồng.

Ngọc Ánh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiền Giang: Kè mềm chắn sóng tiền tỉ mới sử dụng đã hư hỏng