TP. HCM chuyển đổi số là bước đi cụ thể, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển giáo dục

Lan Anh|30/10/2022 07:31
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai các bước để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số với nòng cốt là cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo.

chuyen-doi-so.jpg
Ảnh minh họa.

Ngày 28/10, UBND TPHCM tổ chức hội thảo quốc tế ngành giáo dục TPHCM với chủ đề: “Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện”. Tham dự và chủ trì hội thảo có đồng chí Dương Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng Ban Chuyển đổi số quốc gia; Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Phó trưởng Ban Chuyển đổi số TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành giáo dục TPHCM.

TPHCM là đô thị lớn, hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông thành phố có quy mô hơn 2 triệu học sinh, học viên; hơn 100 nghìn giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thành phố đã tập trung triển khai các bước để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số với nòng cốt là cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo. Sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo ra môi trường học tập có hiệu quả cho học sinh.

Chính vì vậy, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học với những giải pháp, bước đi cụ thể là nhiệm vụ quan trọng mà thành phố đề ra. Thời gian qua, ngành giáo dục thành phố đã có nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Qua những thành tựu đạt được cho thấy, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là phù hợp và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục.

Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, ngành GD-ĐT Thành phố xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, là mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD-ĐT của thành phố. Trong đó, ngành GD-ĐT xác định một số nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, xây dựng, phát triển dữ liệu số, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục. Hiện TPHCM đã triển khai kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin ngành GD-ĐT. Đây là cơ sở quan trọng để kết nối hệ thống các phần mềm, tạo cơ sở dữ liệu dùng chung hiệu quả của toàn ngành.

Hội thảo với mục đích học hỏi, tiếp cận các nghiên cứu chuyên sâu về những nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong quản lý và dạy học. Qua hội thảo này, Sở GD-ĐT TP mong muốn tạo ra diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi, nhận ra những cơ hội và thách thức của chuyển đổi số, từ đó đặt ra những phương hướng, chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục hiệu quả, thực chất trong giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP, nhấn mạnh rằng TP HCM là đô thị lớn, hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông thành phố có quy mô hơn 2 triệu học sinh, học viên; hơn 100.000 giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thành phố đã tập trung triển khai các bước để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số với nòng cốt là cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo. Sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo ra môi trường học tập có hiệu quả cho học sinh.

Chính vì vậy, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học với những giải pháp, bước đi cụ thể là nhiệm vụ quan trọng mà thành phố đề ra. Thời gian qua, ngành giáo dục thành phố đã có nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Qua những thành tựu đạt được cho thấy, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là phù hợp và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục.

Bài liên quan
  • TP.HCM nhiều trường lùi giờ vào học
    Ngày 24-10, nhiều trường tiểu học tại TP. HCM đã lùi giờ vào học buổi sáng của học sinh. "Trường một buổi lùi đến 7 giờ 15 phút, còn trường 2 buổi lùi đến 7 giờ 40 phút”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP. HCM chuyển đổi số là bước đi cụ thể, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển giáo dục