Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa, mật độ dân cư sinh sống gần sông An Cựu đã tăng lên rất nhiều, kèm theo đó là ý thức bảo vệ sông An Cựu của mỗi người chưa cao, dẫn đến con sông đang bị chính người dân “bức tử”.

(Moitruong.net.vn) – Được ví là “lá phổi xanh” của TP. Huế, sông An Cựu có nhiệm vụ cung cấp nguồn nước tưới tiêu thường xuyên, cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vùng và hơn nữa, nó còn có tác dụng điều hòa khí hậu. 

anh

Rác đầy trên sông An Cựu

Vào mùa hè hay mùa mưa, dòng sông chỉ còn là một màu nước đen ngòm, mùi hôi thối bốc nồng nặc do tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi ngày trên sông An Cựu có hàng trăm loại rác thải được “tấp xuống”. Dòng nước trong xanh thủa nào đã đi vào văn chương giờ đây là một màu đen ố, vẩn đục.

Dưới chân cầu Kho Rèn, vợ chồng ông Nguyễn Văn Dũng (51 tuổi), bà Lê Quý Ngọc (49 tuổi) thường thả lưới bắt cá. Ông Dũng cho biết: “Cả đời tôi gắn bó với con sông này, nó ra sao tôi biết hết. Trước đây, dòng sông này sạch lắm, cả xóm ra đây tắm rửa, sinh hoạt. Thế nhưng, từ khi TP mở ra phía Nam rồi xây kè xây cống thì nó bắt đầu đen và nhiều rác như vậy”.

Nhưng nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay chính là do việc đóng đập Cầu Ga (đường Bùi Thị Xuân, cách ga Huế khoảng 300m) nhằm ngăn mặn xâm thực, bảo đảm việc cung cấp nước ngọt cho một số vùng canh tác nông nghiệp. Điều này đã làm cho nước sông An Cựu vốn đã nông nay lại không thông được dòng chảy. Hậu quả là, tình trạng rác thải bị ứ đọng nghiêm trọng.

An An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
TP Huế: Rác đầy sông An Cựu
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.