(Moitruong.net.vn) – Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã có nhiều quyết sách ưu tiên phát triển công nghiệp số, du lịch thông minh, nông nghiệp thông minh, hạ tầng công nghệ viễn thông.
>>>Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới
Thành phố thông minh là động lực phát triển kinh tế cho đất nước – Ảnh minh họa: Arcweb
Trong lộ trình ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử 5 năm tới, phát triển các đô thị thông minh là một sáng tạo chiến lược. Đây là chủ trương được hoạch định triển khai để phát huy tốt hơn vai trò động lực phát triển kinh tế của các các đô thị. Theo Bộ Xây dựng, tại Việt Nam có khoảng 30 thành phố đang xây dựng thành phố thông minh và mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 3 thành phố thông minh.
Trước nhu cầu cấp thiết của việc xây dựng các đô thị thông minh, Bộ TT&TT đã nghiên cứu các định hướng để đưa ra lộ trình phát triển. Trong đó, Bộ lưu ý đến việc khảo sát kỹ hiện trạng từ đó xác định mô hình triển khai sao cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Bên cạnh đó, cần có lộ trình phát triển rõ ràng, tránh sự trùng lặp. Các địa phương cũng nên ưu tiên triển khai những hướng phát triển phù hợp nhất với thế mạnh của mình.
Theo TS. Nguyễn Việt Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, để xây dựng được các thành phố thông minh tại Việt Nam, cần chú ý vào các vấn đề sau: Thứ nhất là tiêu chuẩn, thứ hai là kiến trúc. Tiêu chuẩn và kiến trúc sẽ giúp xây dựng thành phố thông minh một cách có quy hoạch.
Yến Anh (T/h)