Trồng cây kim tiền thu hút tài lộc

Cẩm Anh|02/03/2023 08:31
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài. Là loại cây cảnh đẹp dễ trồng tại nhà. Đặt chậu cây trong nhà sẽ mang đến mai mắn, tài lộc cho gia chủ.

Nguồn gốc cây

Cây kim tiền có nhiều tên gọi khác như cây phát tài, kim tiền phát tài hoặc kim phát tài. Cây kim tiền thuộc họ Ráy có nguồn gốc từ Châu Phi và có tên khoa học là Zamioculas Zamiifolia. Đây là một loài cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và thường được trang trí trên bàn làm việc, trong không gian nhà hoặc văn phòng. Người ta cho rằng khi trồng cây kim tiền trong nhà sẽ đem lại cho gia chủ sự may mắn, giàu có và thuận hòa, giúp họ thăng tiến trong công việc.

Vì có nguồn gốc từ Châu Phi, vốn là một khu vực có khí hậu rất khắc nghiệt nên cây kim tiền chịu hạn rất tốt.

00100lportrait_00100_burst20200318161729190_cover-1024x1024.jpg
Cây kim tiền đem lại nhiều sự may mắn về tài lộc.

Cây kim tiền có mấy loại?

Được biết, ở nước ta hiện nay, cây kim tiền chỉ có một loại duy nhất mà các bạn thường thấy bán ở các shop cây cảnh. Tuy nhiên, cây kim tiền được trồng theo nhiều cách thì có cây kim tiền trồng trong đất, cây kim tiền bán thủy sinh và cây kim tiền thủy sinh. Các loại cây kim tiền này dù khác nhau về cách trồng và có những tên gọi khác nhau nhưng thực chất thực ra đều chỉ là một giống cây.

- Cây kim tiền trồng trong đất: đây là loại cây kim tiền phổ biến nhất, cây được trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng trong chậu đất. Người ta thường trang trí thêm sỏi màu ở bên trên đất cây trồng để tăng thêm tính thẩm mỹ và có tác dụng phong thủy.

- Cây kim tiền bán thủy sinh: là cây kim tiền nhưng được trồng theo kiểu bán thủy sinh. Cây trồng bán thủy sinh tức là trồng cây trong một giá đất nhỏ sau đó để rễ cây đâm ra rủ xuống nước ở bên dưới giá đất đó. Lúc này rễ cây sẽ hút dinh dưỡng từ trong nước ở bên dưới và cả trong đất để phát triển. Vì kiểu trồng này gọi là bán thủy sinh nên các cây kim tiền trồng kiểu này sẽ được gọi là cây kim tiền bán thủy sinh.

- Cây kim tiền thủy sinh: loại cây trồng kiểu này là loại kim tiền không cần dùng đất. Nếu như kiểu trồng bán thủy sinh là vẫn có đất trồng cây thì kiểu trồng thủy sinh không sẽ hoàn toàn không dùng đất. Rễ của cây kim tiền sẽ được cho vào trong nước để lấy dinh dưỡng giúp cây phát triển. Kiểu trồng thủy sinh này đang được rất nhiều người yêu thích vì tiện lợi do không cần phải tưới nước, chăm sóc đơn giản, cây lộ ra bộ rễ nhìn rất nghệ thuật và quan trọng là kiểu trồng này rất sạch sẽ vì không có đất.

Tuổi thọ của cây

Được biết, đa số các cây kim tiền được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ có tuổi thọ trung bình từ 2 -3 năm. Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhân giống cây bằng cách chiết hoặc giâm cành. Các cây kim tiền khi phát triển tốt, các tán lá sẽ có màu xanh sẫm trông rất đẹp mắt.

Đặc điểm và công dụng nổi bật

Đặc điểm của cây kim tiền là mọc thành bụi, thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Cây này thường có chiều cao từ 0,3m đến 1m.

Kim tiền được biết đến là loài cây dễ sống và phát triển tốt ngay cả trong môi trường bình thường. Cây thích hợp sống ở nhiệt độ từ 22 độ C đến 28 độ C.

Thân cây kim tiền có chứa một lượng nhỏ độc tố canxi oxalat, hợp chất này có thể gây kích ứng các vùng da nhạy cảm. Nếu chẳng may tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn phải dịch của cây kim tiền thì vùng da nhạy cảm của bạn dễ bị sưng tấy, đau rát. Do đó, khi trồng cây kim tiền nên tránh xa tầm với của trẻ em hoặc thú cưng.

Công dụng của cây kim tiền là giúp mang lại một lượng oxy lớn và làm cho không khí trở nên trong lành, giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hỗ trợ bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe, cải thiện lưu thông máu, kiểm soát một số bệnh đường tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất của cơ thể, giúp giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái, chống oxy hóa.

Ý nghĩa phong thuỷ

Ngoài là một loại cây cảnh, cây kim tiền còn được xem là cây phong thuỷ được nhiều gia chủ làm nghề kinh doanh, buôn bán chọn trồng. Trong tín ngưỡng của người Việt, nhiều người tin rằng, trồng cây kim tiền trong nhà hoặc ở nơi làm việc, kinh doanh sẽ đem lại sự may mắn về tiền bạc, tài lộc và thành công cho người trồng cây.

Theo phong thủy, cây kim tiền hợp với tất cả các mệnh ngũ hành và 12 con giáp. Đặc biệt là những người mệnh Hỏa và mệnh Mộc, trồng cây kim tiền sẽ tương sinh hợp mệnh, may mắn và tài lộc đến nhiều hơn. 

Trong khi đó, đối với người mệnh Thuỷ và mệnh Kim khi trồng cây kim tiền thì nên chọn chậu có màu trắng hoặc vàng để tăng cường vượng khí. Còn người mệnh Thổ, nên chọn chậu màu đỏ, hồng cam hoặc tím khi trồng cây. 

00100lportrait_00100_burst20200111104017386_cover-768x1024.jpg
Mặc dù là loại cây rất tốt trong phong thủy, tuy nhiên với từng bảng mệnh của mỗi người. Chúng ta sẽ có cách trồng cây theo đúng ý nghĩa phong thủy của nó.

Hướng dẫn cách trồng cây :

Kim tiền là một loại cây được đánh giá là trồng khá đơn giản, các bạn có thể làm theo những bước như sau:

- Chọn chậu: Là một loại cây có bộ rễ khá khỏe nên bạn nên lựa chọn những chậu cây có kích thức lớn để cây có một không gian đủ lớn để phát triển mạnh mẽ.

- Chọn đất trồng cây kim tiền: Nên trồng cây trong đất có độ mùn xốp, dễ thoát nước để tránh rễ cây bị úng ngập. Nếu không thể chuẩn bị đất, bạn có thể tìm mua các loại đất vi sinh được bày bán tại cửa hàng cây cảnh vì vừa nhanh gọn mà cũng đảm bảo đầy đủ yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây.

- Ánh sáng: Cây kim tiền ưa ánh sáng nên có thể đặt chậu ở những nơi có ánh sáng vừa đủ, không bị quá gắt. Hạn chế cho cây tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh từ mặt trời bởi có thể gây cháy lá.

- Nhiệt độ: Cây kim tiền phát triển tốt nhất trong nhiệt độ từ 25 đến 27 độ C. Khi chăm sóc cây cũng không cần chú ý quá nhiều đến độ ẩm bởi độ ẩm cao hay thấp cây đều phát triển bình thường.

Những lưu ý khi chăm sóc cây Kim Tiền :

- Mỗi lần tưới từ khoảng 500-800ml nước, tưới 1-2 lần/tuần. Lưu ý khi thấy đất có màu khô trắng thì phải tưới nước đầy đủ cho cây, còn nếu trông vẫn màu mỡ thì không cần tưới. Không tưới vào lá cây và nhớ kiểm tra sự thoát nước dưới đáy chậu, bên cạnh đó nếu cây được trồng trong môi trường điều hòa thì cần phải giảm bớt lượng nước tưới.

- Mỗi tháng đưa cây ra ngoài một lần và đặt dưới bóng cây to trong vài tiếng đồng hồ để giúp cây quang hợp.

- Nên bón những loại phân hữu cơ, phân nhất chậm, phân vi sinh, cho cây khi lá cây yếu.

- Duy trí thay chậu cây và đất cho cây sau 3-4 năm để làm kết cấu mới cho đất.

Bài liên quan
  • Nhớ mùa hoa chanh quê nhà
    Ấn tượng về những ngày đầu Xuân của tôi gắn liền với mùi hương quen thuộc của một loài hoa đồng nội: hoa chanh. Trong sắc nắng dịu dàng xen lẫn chút thanh mát của thời tiết tháng Giêng, mấy chậu chanh chiết cành trồng trước hiên nhà tôi bừng nở hoa trắng muốt. Dẫu chỉ là loài chanh “thành thị” sống trong chậu nhỏ giữa vườn nhà chật hẹp nhưng hương sắc của chúng vẫn khiến người xa quê như tôi nao nao mong nhớ biết bao kỉ niệm quê nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trồng cây kim tiền thu hút tài lộc