Vẽ bậy lên di tích: Người xóa cứ xóa, người viết cứ viết

Thắng Nam|15/06/2017 02:51
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Nhiều di tích lịch sử, các điểm du lịch nổi tiếng sau khi được chính quyền vào cuộc đã bớt đi những nét vẽ bậy nhưng đây đó, những dòng chữ mới vẫn xuất hiện.

Trước khi  bộ Quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội  với quy định cấm viết bậy, vẽ bậy lên di tích ra đời thì ở nhiều di tích, điểm du lịch nổi tiếng như trong lòng tháp Hòa Phong, tháp Bút,  Văn Miếu – Quốc Tử Giám chi chít những nét vẽ bậy của nhiều du khách muốn lưu lại bút tích của mình.

Các cán bộ  công nhân viên đã phải xử lý làm sạch những dòng chữ, nét vẽ này. Ở một số khu vực kín,  lực lượng bảo vệ cũng thường xuyên chú ý, nhắc nhở du khách không được viết, vẽ bậy. Nếu ai cố tình vi phạm sẽ bị cấm không cho vào di tích.

Tuy nhiên, đối với các di tích có không gian mở như di tích tháp Hòa Phong, tháp Bút ở Hồ Gươm, tượng đài Thánh Gióng… thì đặt biển, cắt cử người nhắc nhở cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội xóa cứ xóa còn người viết thì cứ viết.

các dấu vết phá hoại trên tháp Hòa Phong, chỉ 1 – 2 ngày sau lại có dòng chữ khác chen lấn bên trong lòng tháp. “Lực lượng bảo vệ không thể canh giữ 24/24 giờ, quan trọng là phải tuyên truyền vào ý thức người dân” –

Theo bà Nguyễn Thị Hòa – Giám đốc Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cho biết thì  lực lượng bảo vệ không thể canh giữ 24/24 giờ, quan trọng là phải tuyên truyền vào ý thức người dân. Việc xóa nét vẽ trên di tích không phải việc đơn giản vì vấn đề bảo tồn di tích.

Thiết nghĩ, để thay đổi nhận thức này, đòi hỏi nỗ lực bảo vệ của người làm di sản cũng như tăng cường thêm các hình thức tuyên truyền đến ý thức của người tham quan di tích.

Thắng Nam


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Vẽ bậy lên di tích: Người xóa cứ xóa, người viết cứ viết
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.