Việt Nam: Gỡ rào cản cho sản xuất vật liệu xanh

Quỳnh Dao (T/h)|19/09/2018 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) xanh là xu thế tất yếu. Nhưng ngành sản xuất VLXD xanh tại Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Việc sử dụng hợp lý nguồn vật liệu tại chỗ, dễ dàng chế tác, thi công, không xả thải độc hại ra môi trường đã cho thấy nhiều hữu ích. Do đó, Việt Nam đang thúc đẩy nhanh việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh trong các công trình.

>>>Quy Nhơn: Tiến hành nạo vét khu lấn biển

>>>Gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh ở Nam Bộ và Tây Nguyên

Một công trình bằng bê tông thực vật đang được xây dựng. Ảnh Báo XD

Trên Kinh tế Đô thị thông tin, theo thạc sĩ Quy hoạch đô thị Trần Tuấn Anh, trước tình trạng môi trường sống tại các đô thị đang chịu sức ép ngày càng lớn về ô nhiễm, khí thải, xu thế thay đổi từ VLXD truyền thống sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường được coi là yêu cầu cấp thiết đối với ngành xây dựng.

Nhiều loại VLXD xanh đã được khuyến khích sử dụng nhưng phổ biến nhất là VLXD không nung. Nguyên liệu sản xuất được lấy từ các phế thải công nghiệp, có khả năng tái sử dụng và dễ tiêu hủy sau khi không còn công năng. Các loại vật liệu xây không nung đang được ưa chuộng trên thị trường như sản phẩm bê tông khí, bê tông bọt, gạch bê tông, gạch lỗ không nung tấm tường Acotec, tấm 3D…

Sản xuất và sử dụng VLXD xanh góp phần tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính – nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

Báo Xây Dựng có đưa tin, theo ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia: “Lợi ích mà công trình xanh mang lại là khả năng gia tăng 3 – 5% năng suất lao động; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe; giảm tiêu hao 30 – 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10 – 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; nâng cao tuổi thọ công trình… các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị như giảm thiểu tác động xã hội, tạo lập môi trường sống bền vững, thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc, quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch”. Đẩy mạnh truyền thông để thay đổi nhận thức

Theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020, mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 40% vật liệu xây không nung trên tổng số vật liệu xây. Sau 7 năm thực hiện, tổng lượng vật liệu xây không nung đã sản xuất được khoảng 24 tỷ viên QTC (quy tiêu chuẩn); góp phần tiết kiệm khoảng 1.800ha đất; 3,6 triệu tấn than và giảm phát thải 13,7 triệu tấn khí nhà kính – CO2 .

Quỳnh Dao (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam: Gỡ rào cản cho sản xuất vật liệu xanh