– Việc tăng cường năng lực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị được sử dụng vào đánh giá nguồn nước, truy xuất nguồn gốc chất ô nhiễm, xử lý môi trường là vấn đề cấp thiết hiện nay của các quốc gia.
>>> Thái Lan chuẩn bị khẩu trang cho đại biểu hội nghị ASEAN
>>> Amazon mất 30 triệu ha rừng nguyên sinh chỉ trong 17 năm
Phòng thí nghiệm sinh thái phóng xạ
Sáng 4/4, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã khánh thành Trung tâm Hợp tác IAEA-VINATOM về nước và môi trường. Đây là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam và là trung tâm thứ ba IAEA hợp tác thành lập tại khu vực châu Á.
Tại đây, kỹ thuật đồng vị cũng được sử dụng để nghiên cứu về biến đổi khí hậu và lịch sử khí hậu trên thế giới.
Một lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm khác liên quan tới đánh giá tác động của axit hóa đại dương lên sự tích lũy sinh học của các đồng vị phóng xạ và kim loại trong các giai đoạn sống khác nhau của động vật thân mềm và cá. Phòng thí nghiệm cũng tham gia vào các nghiên cứu dài hạn của chu trình cac-bon trong các đại dương, và các quá trình điều tiết giải phóng cac-bon phục vụ nghiên cứu biến đổi khí hậu.
TS Trần Chí Thành, Viện trưởng VINATOM cho biết, trung tâm được thành lập nhằm thúc đẩy kết quả nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở nghiên cứu năng lực và nhu cầu thực tế của Việt Nam. Sau khi thành lập IAEA sẽ hỗ trợ, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi nghiên cứu thúc đẩy ứng dụng nhiều hơn.
Trước mắt Trung tâm sẽ tập trung vào lĩnh vực môi trường và nước – hai lĩnh vực IAEA nhận thấy Việt Nam có nhiều vấn đề môi trường cần được xử lý vì là quốc gia đang phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các kỹ thuật về hạt nhân và đồng vị tại IAEA sẽ được ứng dụng để đánh giá nguồn nước, truy xuất nguồn gốc chất ô nhiễm, xử lý môi trường.
Trung tâm sẽ là đầu mối trao đổi khoa học, hợp tác nghiên cứu, nâng cao năng lực về con người, thiết bị giữa VINATOM và IAEA. Hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu, tổ chức lớp học, hội nghị, hội thảo, tài trợ cho các hoạt động xúc tiến ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân, đồng vị trong nghiên cứu nước và môi trường tại Việt Nam và cho cả khu vực Đông Nam Á.
Ô nhiễm bụi ở Việt Nam đang ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Trong năm 2019, trung tâm sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực thông qua các chương trình hợp tác đào tạo và đồng tài trợ với IAEA. Theo đó sẽ nâng cấp, sửa chữa và bổ sung trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, hiện chưa phổ biến ở Việt Nam trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc.
TS Trần Chí Thành kỳ vọng trong bối cảnh môi trường không khí và nước của Việt Nam ô nhiễm như hiện nay, các chuyên gia IAEA và Việt Nam sẽ ứng dụng các kỹ thuật mới để đánh giá, hỗ trợ tìm giải pháp phù hợp.
Để thực hiện kế hoạch, ngoài yếu tố không thể thiếu là sự ủng hộ của các cấp quản lý còn phải khai thác các kênh hợp tác quốc tế như với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật) và một số nước tiên tiến khác.
Quỳnh Trang (t/h)