Xây dựng hồ sơ Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trình UNESCO

Minh Hạnh|13/06/2018 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi quy tụ 400 nghệ sỹ biểu diễn

(Moitruong.net.vn) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 2572/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

>>>Việt Nam có thêm một Di sản tư liệu Ký ức thế giới

Ảnh minh họa

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (đơn vị được UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị phối hợp xây dựng hồ sơ) cần khảo sát, nghiên cứu và mời các địa phương có di sản gốm truyền thống của người Chăm cùng tham gia.

Được biết, một trong những đặc điểm nổi bật của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm là kỹ thuật chế tác gốm không dùng bàn xoay, nung lộ thiên (bằng rơm, củi). Sản phẩm độc đáo mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa tộc người như thạp đựng nước, khoang đựng gạo, bình phong thủy, phù điêu, đèn trang trí, tượng thần Apsara, tượng thần Siva…

Nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Minh Hạnh


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Xây dựng hồ sơ Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trình UNESCO
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.