50% số trường học trên thế giới thiếu nước sạch, nhà vệ sinh

Thu Hà (T/h)|27/08/2018 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

Tiến sĩ Rick Johnston thuộc WHO, nhà nghiên cứu hàng đầu của dự án trên, cho biết khoảng gần 900 triệu trẻ em phải sinh hoạt trong điều kiện thiếu các trang thiết bị vệ sinh cơ bản trong trường học và điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, khiến một số em có thể phải bỏ học.

“Các em không thể có môi trường học chất lượng nếu không có những điều cơ bản này”, Reuters dẫn lời chuyên gia WHO Rick Johnston dẫn đầu nhóm nghiên cứu nhận định.

Nhiều trường học trên thế giới không có nước sạch cho học sinh

Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã cam kết cung cấp nước và tiện nghi vệ sinh để đảm bảo trẻ em được tiếp cận với giáo dục một cách toàn diện nhất vào năm 2030, theo mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, tình trạng hiện tại đã khiến rất nhiều em bị thiếu nước, bệnh và thậm chí cả tử vong.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy gần 1/3 học sinh cấp 1 và cấp 2, tương đương 570 triệu em, thiếu nguồn nước uống an toàn. Trên 1/3 các trường không có nhà vệ sinh phù hợp, ảnh hưởng đến 620 triệu em.

Gần 50% không có nơi rửa tay trong khi điều này giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa bệnh tật lây lan.

Những nơi thiếu thốn các điều kiện này nằm ở vùng hạ Sahara, châu Phi cũng như tại Đông Á và Đông Nam Á.

Ngân hàng Thế giới (WB) năm ngoái cảnh báo các nước cần tăng gấp 4 lần ngân sách hằng năm để cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh. Nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể được cải thiện nhanh chóng nếu giới lãnh đạo ưu tiên các vấn đề này hơn.

Hiện các nhà lãnh đạo thế giới đã ký các cam kết toàn cầu cung cấp các trang thiết bị vệ sinh và nước an toàn, nhằm đảm bảo tất cả học sinh trên thế giới nhận được một nền giáo dục đạt chuẩn vào năm 2030 theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Thu Hà (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Video
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
50% số trường học trên thế giới thiếu nước sạch, nhà vệ sinh
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.