vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, sát vùng bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 – 7 ( từ 40 – 60km/h), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 có bán kính khoảng 50km tính từ tâm ATNĐ trở ra.
Áp thấp nhiệt đới có đường đi phức tạp
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ hầu như ít di chuyển, sau có khả năng đổi hướng, di chuyển chậm theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 13h ngày 12/8, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ tăng lên cấp 7 (từ 50 – 60km/h), giật cấp 9. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên có bán kính khoảng 70km tính từ vùng tâm ATNĐ trở ra. Vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên) trên biển Đông trong 24h tới nằm trong khoảng: Phía Bắc vĩ tuyến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông.
Trong 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Độ rủi ro thiên tai do ATNĐ gây ra đạt mức cấp 3. Theo đó, từ đêm ngày 13/8 trở đi, do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ có xu hướng mạnh lên khi tiến gần đến khu vực phía Đông Bắc Bộ; các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ xuất hiện đợt mưa trên diện rộng. Rải rác mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, trong đêm nay và ngày mai (12/8), khu vực giữa và Nam Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa (Việt Nam), vùng biển tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6. Giật cấp 8, sóng biển cao từ 2 – 4m, biển động.
Trên vịnh Bắc Bộ, vùng biển tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa giông mạnh. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Độ rủi ro thiên tai đạt mức cấp 1.
Hải Dương