Báo chí với sản xuất và tiêu dùng bền vững

(Theo Lao động)|07/04/2016 15:57
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

(Moitruong.net.vn)Ngày 7.4, Tổng cục Môi trường phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc tổ chức Hội thảo tập huấn với chủ đề “Báo chí với sản xuất và tiêu dùng bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của TS. Mai Thanh Dung – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường, bà Janet Salem – đại diện Tổ chức Môi trường LHQ (UNEP), T.S Lê Hoàng Lan – Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng đông đảo các cơ quan báo chí trong nước.

 img_4345_xxra

 Đại biểu tham dự tại hội thảo “Báo chí với sản xuất và tiêu dùng bền vững”

Phát biểu tại hội thảo, TS. Mai Thanh Dung cho biết: “Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ bền vững. Tuy nhiên, việc này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Việc tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trong các hoạt động sản xuất còn rất lớn, khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý và tiết kiệm, môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nhận thức và quan tâm chưa đúng mức của xã hội với vấn đề này.”

img_2332_inpu

 TS. Mai Thanh Dung phát biểu tại hội thảo.

Chương trình hành động quốc gia về vai trò của báo chí và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 khẳng định mục tiêu từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện với môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái.

Hội thảo đã trao đổi kinh nghiệm quốc tế về vai trò của các phương tiện truyền thông với với việc nâng cao nhận thức và sự quan tâm, tham gia tích cực của cộng đồng đối với sản xuất và tiêu thụ bền vững. Báo chí Việt Nam cần có những hoạt động truyền thông chủ lực trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Dù mạng xã hội và các liên kết xã hội thông minh đến đâu đi nữa thì sự nổi trội về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp và ý thức chính trị vẫn tạo cho báo chí vị thế vững chắc: niềm tin và gửi gắm trách nhiệm của cộng đồng. 

Do vậy, để những chủ trương chính sách đi vào cuộc sống thì truyền thông, báo chí phải đồng hành   góp phần tích cực thay đổi nhận thức và định hướng xã hội trong việc thay đổi mô hình sản xuất và thói quen tiêu thụ theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, vì sự phát triển của quốc gia.

(Theo Lao động)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo chí với sản xuất và tiêu dùng bền vững