Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ra mắt nhiều hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm

Hồng Anh|16/06/2020 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Với hàng chục nghìn hiện vật quý hiếm cùng cách trưng bày hấp dẫn, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ kể những chuyện ngóc ngách của người làm báo từ thời kỳ sơ khai cho đến báo chí hiện đại.

Sau gần 3 năm chuẩn bị, triển khai xây dựng, sưu tầm hiện vật và tài liệu, bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức mở cửa đón khách từ ngày 19/6.

Hơn 25.000 tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã mang đến một bức tranh khá toàn cảnh, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thấm duyệt phục vụ trưng bày.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tâm được khoảng 20.000 hiện vật phục vụ khách tham quan.

Với diện tích 1.500 m2, bảo tàng được chia làm 5 nội dung về Báo chí Việt Nam trong các giai đoạn: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Trong suốt quá trình phát triển, báo chí luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước, là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng con người và văn hóa Việt Nam.

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Đề án bao gồm 3 dự án thành phần là “Dự án Trưng bày Bảo tàng”, “Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu”, “Dự án Tuyển dụng và đào tạo Nhân sự bảo tàng”. Ngày 21-8-2014, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hồng Anh

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ra mắt nhiều hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.