Bộ KH&ĐT tham vấn về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Minh Châu|24/11/2020 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hội nghị Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức tới đây tại Cần Thơ, quy hoạch nhằm đưa vùng này phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức Hội nghị Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 26-11 tại Cần Thơ do Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND và đại diện các sở, ban ngành của các các tỉnh, TP trong vùng ĐBSCL.

Quy hoạch vùng ĐBSCL tìm giải pháp giúp vùng phát triển bền vững

Quy hoạch vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích cực đa ngành của Luật Quy hoạch. Chính vì vậy, quá trình tham vấn, ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các địa phương ĐBSCL là hết sức cần thiết và có ý nghĩa để bản quy hoạch phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong vùng, thực sự giúp tháo gỡ những vấn đề nút thắt phát triển, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình lập và triển khai thực hiện quy hoạch.

Theo Bộ KH-ĐT, báo cáo về quy hoạch vùng ĐBSCL còn 6 vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều, cần được tham vấn là: Việc xác định vai trò, vị thế của vùng ĐBSCL trong tổng thể phát triển quốc gia, quốc tế và đặc biệt là mối quan hệ với các nước trong ASEAN, vùng Đông Nam Bộ và TP. HCM. Có nên xác định vùng ĐBSCL sẽ trở thành một vùng tương đối độc lập, có hạ tầng kết nối quốc gia, quốc tế riêng để đảm bảo tính tự chủ cao hơn từ sản xuất, chế biến cho đến phân phối, xuất khẩu; hay là xem vùng ĐBSCL như một vùng kinh tế mở, liên kết chặt chẽ với vùng TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ để trở thành một khối thống nhất cho toàn bộ khu vực phía Nam.

Về phương án phân tiểu vùng: Một trong những điểm mới trong dự thảo quy hoạch vùng ĐBSCL là phương án phân tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Thay cho việc phân tiểu vùng chỉ dựa trên 2 vùng chính là vùng ngọt và vùng mặn trong các quy hoạch trước đây, việc phân tiểu vùng theo dự thảo quy hoạch mới đã được điểu chỉnh theo hướng coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên bên cạnh nước ngọt phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 120 – Biến thách thức thành cơ hội, chủ động thích ứng với BĐKH và xu hướng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Minh Châu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bộ KH&ĐT tham vấn về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.