(Moitruong.net.vn) – Ngày 14-9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ thu đông. Đồng thời ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
Phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em – Giấc mơ xanh” 2018
Bão Mangkhut khiến tàn phá dữ dội, gây mưa lớn và gió giật mạnh ở Philippines
Điểm cầu trực tuyến tỉnh Hòa Bình
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng đề nghị ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là các dịch bệnh động vật nguy hiểm, thường xảy ra ở Việt Nam như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên lợn… Cùng với đó, cần tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng.
Tại điểm cầu Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Công an tỉnh và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, toàn quốc có 4 ổ dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N6 tại Hải Phòng và Nghệ An làm cho 13.215 gia cầm bị mắc bệnh và phải tiêu hủy; 9 ổ dịch lở mồm long móng tại các 3 huyện Bắc Yên, Phù Yên và Sông Mã của tỉnh Sơn La làm 612 con gia súc mắc bệnh; 1 ổ dịch tai xanh trên lợn tại xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với 20 con lợn mắc bệnh; 1 ổ dịch dại trên đàn chó ở xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Nguy cơ tiếp tục xuất hiện các ổ dịch trong thời gian tới là rất cao.
Qua các nội dung báo cáo chuyên đề, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, phát biểu của các địa phương, các bộ, ngành, đồng chí Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phát biểu kết luận khẳng định công tác phòng trừ dịch bệnh là nội dung “yết hầu” đối với phát triển chăn nuôi. Trong những tháng cuối năm, các địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác phòng – chống dịch bệnh động vật. Các Bộ, ngành, đặc biệt là NN & PTNT, Công Thương sớm rà soát hoàn chỉnh đề án phòng chống dịch bệnh; Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát đề án phòng chống dịch bệnh, trong đó đề án phòng chống dịch tả lợn Châu Phi phải được chi tiết, cụ thể và mang tính khả thi. Các thành phần kinh tế và đối tượng tham gia, nhóm chăn nuôi hộ nhỏ lẻ nâng cao ý thức tự phòng vệ, ứng phó với dịch bệnh động vật. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của các cấp, ngành về công tác phòng – chống dịch bệnh động vật. Tăng cường hợp tác quốc tế đảm bảo quan hệ chặt chẽ với các tổ chức FAO, OTE và các nước xung quanh nhằm kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Bộ về tình hình dịch bệnh động vật để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Quỳnh Dao (T/h)