Cam kết của các nước vào ngày 2-11 được đánh giá là một trong những kết quả nổi bật tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland (Anh).
Các chuyên gia hoan nghênh động thái này, nhưng cảnh báo một thỏa thuận trước đó vào năm 2014 đã “không thể làm chậm nạn phá rừng một chút nào” và các cam kết cần được thực hiện.
Việc chặt cây góp phần vào biến đổi khí hậu vì nó làm cạn kiệt các khu rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO2 gây nóng lên toàn cầu.
Các chuyên gia cho rằng nhiều cánh rừng không thể chịu cảnh bị tàn phá thêm nữa
Các quốc gia nói rằng họ sẽ ký cam kết, bao gồm Canada, Brazil, Nga và Indonesia, bao phủ khoảng 85% diện tích rừng trên thế giới.
Một số tài trợ sẽ được chuyển đến các nước đang phát triển để khôi phục đất bị hư hại, khắc phục hậu quả cháy rừng và hỗ trợ các cộng đồng bản địa.
Chính phủ của 28 quốc gia cũng sẽ cam kết loại bỏ nạn phá rừng khỏi hoạt động thương mại thực phẩm toàn cầu và các sản phẩm nông nghiệp khác như dầu cọ, đậu nành và ca cao.
Những ngành công nghiệp này làm mất rừng bằng cách chặt phá cây cối để tạo không gian cho động vật ăn cỏ hoặc cây trồng phát triển.
Hơn 30 công ty lớn nhất thế giới sẽ cam kết chấm dứt đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phá rừng.
Và một quỹ trị giá 1,1 tỷ bảng Anh sẽ được thành lập để bảo vệ rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai thế giới ở lưu vực Congo.
Thủ tướng Anh – Boris Johnson, người đang chủ trì cuộc họp toàn cầu ở Glasgow gọi đây là một “thỏa thuận mang tính bước ngoặt để bảo vệ và phục hồi rừng trên trái đất”.
Hoàng Anh