Cà Mau: Đào kênh trữ nước khắc phục sự cố sụt lún tuyến đê biển Tây

Bảo Ngọc (t/h)|03/03/2020 10:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tại Cà Mau, UBND tỉnh đã thống nhất phương án đào kênh trữ nước để khắc phục sự cố sụp lún của tuyến đê biển Tây.

Chiều 2-3, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh vẫn chưa chốt phương án sau cùng về giải pháp khắc phục sụp lún đường giao thông, trong đó có tuyến đường Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc. Riêng khu vực sụp lún trên đê biển Tây, phương án của tỉnh là sẽ đào một con kênh trữ nước khác nằm cặp dự án tái định cư đê biển Tây, sau đó lấy đất từ kênh để lấp đầy con kênh nằm dọc theo chiều dài công trình lộ trên đê biển Tây, đoạn Đá Bạc đến cống Kênh mới.

Theo đó sẽ đào một con kênh trữ nước khác phía sau dự án tái định cư. Phần đất đào lên sẽ dùng để lấp đầy con kênh hiện tại nằm dọc theo chiều dài công trình đê biển Tây, đoạn Đá Bạc đến cống Kênh Mới. Trường hợp không đủ đất, tỉnh sẽ bơm thêm một lượng bùn bổ sung để lấp đầy kênh. Mặt khác, kênh mới đào sẽ đảm nhiệm việc trữ nước cho vùng sản xuất phía trong đê và giúp lưu thông thủy của bà con.

Tuyến đường đê biển Tây ở Cà Mau tiếp tục bị sụt lún vào ngày 23/2

Mặt khác, kênh mới đào sẽ đảm nhiệm, nhiệm vụ trữ nước cung cấp nước cho vùng sản xuất phía trong đê và giúp lưu thông thủy của bà con.

Trước đó, sáng 18-2, đê biển Tây (gói thầu số 89: đê từ Kênh Mới đến Đá Bạc, thuộc Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau) bị sụt lún khiến toàn bộ mặt lộ bê tông trên thân đê sụt xuống, có đoạn sâu trên 2m. Hiện đê biển Tây vẫn còn khoảng 300m có nguy cơ bị sụt lún cao.

Dự án nâng cấp đê biển Tây từ Tiểu Dừa (giáp ranh với tỉnh Kiên Giang) đến Cái Đôi Vàm dài trên 72km, nguồn vốn trên 1.690 tỷ đồng. Đoạn bị sụt lún đưa vào sử dụng khoảng cuối năm 2018 và còn trong thời gian bảo hành.

>>> Xem thêm: Cà Mau: Đường hơn 700 tỷ vừa bàn giao đã sụp lún nghiêm trọng

Đến thời điểm hiện tại, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài đã khiến mực nước trên hệ thống kênh rạch vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã khô cạn.

Thực tế trên đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu các công trình về giao thông, thủy lợi của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 18.000ha lúa bị thiệt hại; lâm phần rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh gần 43.000ha đã có hơn 26.400ha diện tích báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm.

Trước những thực tế trên, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều chuyến khảo sát và mời các chuyên gia, nhà khoa học để nghiên cứu giúp tỉnh tìm giải pháp ứng phó, khắc phục. Đã có nhiều đề xuất khắc phục các công trình sụt lún và hạn mặn nhưng đến nay tỉnh Cà Mau vẫn chưa đưa ra giải pháp sau cùng. Tuy nhiên, đề xuất này không được Bí thư tỉnh Cà Mau thống nhất.

Bảo Ngọc (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cà Mau: Đào kênh trữ nước khắc phục sự cố sụt lún tuyến đê biển Tây