Các ngân hàng phát triển thuộc sở hữu công trên thế giới ngày 11/11 đã cam kết điều chỉnh nguồn tài chính theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Là một nguồn tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng, các ngân hàng phát triển thuộc sở hữu công là đơn vị then chốt trong nỗ lực hướng nguồn tài chính khỏi nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các dự án carbon thấp.
Thống kê cho thấy các ngân hàng trên đầu tư khoảng 2.300 tỉ USD/năm – tương đương 10% tổng số đầu tư toàn cầu từ các nguồn công và tư.
Thỏa thuận Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu được 197 quốc gia ký kết và 185 nước thông qua. Nội dung chính là duy trì mức tăng nhiệt độ Trái đất không vượt ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt mục tiêu trên, các nhà khoa học khuyến cáo thế giới cần cắt giảm một nửa lượng khí thải CO2 vào năm 2030. Đồng thời cũng đặt mục tiêu các nước giàu đóng góp khoản ngân quỹ 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng tái sinh ít phát thải hơn.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đối với nhiều quốc gia (kể cả quốc gia giàu có) thì cũng không dễ dàng để họ “móc hầu bao” chi cho việc chống biến đổi khí hậu, khi không ít ý kiến cho rằng đó là “vấn đề xa xỉ”. Vì thế, người ta cho rằng chỉ nên xem Thỏa thuận Paris 2015 là “kim chỉ nam để hướng tới chứ không phải để thực hiện trong thời điểm 5-10 năm nữa”.
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 của LHQ về chủ đề này tại Paris (Pháp) hồi năm 2015. Thỏa thuận nhằm duy trì mức tăng nhiệt độ Trái đất không vượt ngưỡng 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp bằng việc thế giới cần cắt giảm một nửa lượng khí thải CO2 vào năm 2030; trên cơ sở đạt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050.
Tác động tiêu cực do Trái đất nóng lên ngày một gay gắt
Tại hội nghị thượng đỉnh về tài chính xanh do Chính phủ Pháp tổ chức, 450 ngân hàng phát triển công trên thế giới cho biết sẽ “tăng tốc độ và phạm vi” đầu tư vào năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ sạch.
Tuy nhiên, nhóm các ngân hàng này đã tạm ngưng cam kết loại bỏ dần các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.
Các ngân hàng cho biết sẽ làm việc theo hướng áp dụng lập trường cứng rắn hơn về vấn đề thu hẹp đầu tư vào than đá, vốn chịu trách nhiệm cho một phần lớn lượng khí thải carbon của thế giới, trong vòng đàm phán tiếp theo ở Scotland vào năm 2021.
Trả lời hãng tin Reuters, Remy Rioux, Giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), cho hay các ngân hàng đang thúc đẩy một văn bản tham vọng nhất đồng thời dự báo kết quả sẽ rất tốt đẹp.
Tuy nhiên, các nguồn tin của Reuters cho biết các mục tiêu đã được hạ thấp so với bản dự thảo trước đó vào tháng Bảy, với cam kết rõ ràng hơn để phát triển các chính sách cụ thể nhằm thoát khỏi hoặc giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.
Ngọc Ánh (t/h)