Các thương hiệu trà sữa liên tiếp đóng cửa: Bước chuyển mình của ngành công nghiệp đồ uống

Ngọc Hằng|30/08/2019 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Năm 2019, thị trường F&B Việt Nam đã chứng kiến liên tiếp các thương vụ “sớm nở chóng tàn”.Sự thay đổi này không chỉ có nguyên do từ chu kỳ thoái trào của cơn lốc trà sữa hay sự thay đổi nhanh chóng của sở thích người dùng, mà còn cho thấy ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang có những bước chuyển mình rõ rệt, xuất phát từ sự chuyển dịch nhu cầu của khách hàng.

Đế chế bão hòa: Phải thay đổi hoặc nhường lại thị phần

Kinh doanh trà sữa tại Việt Nam từng được coi là “mỏ vàng” vô tận bởi sức tiêu thụ khủng khiếp, số lượng các thương hiệu mới gia nhập hay các cửa hàng trong một chuỗi phát triển phi mã nhiều năm qua, nhưng những động thái của thị trường trong thời gian gần đây đã cho thấy dấu hiệu chững lại. Sau chưa đầy 2 năm  hoạt động, Ten Ren – niềm tự hào trà sữa Đài Loan đóng cửa với lý do “vẫn chưa tìm ra mô hình kinh doanh đúng” cho thương hiệu này ở thị trường Việt Nam (Võ Duy Phú – Giám đốc Thương mại và Marketing). Một thương hiệu đồ uống nội địa khác là Phúc Long cũng đã phải nhường lại 2 vị trí cửa hàng đắc địa tại Sài Gòn. Cũng chịu chung số phận “đóng cửa”, các thương hiệu quốc tế lâu đời hơn như GongCha, The Alley, Royal Tea…cũng không thể tiếp tục duy trì số lượng chi nhánh như thời kỳ đỉnh cao, buộc phải đóng cửa tại một số tuyến phố sầm uất nhất.

Có thể kể đến các nguyên nhân như thói quen tiêu dùng của người dùng Việt liên tục thay đổi, xu hướng trà sữa “hạ nhiệt” sau thời gian dài chiếm ngôi vương, sự bùng nổ của dịch vụ giao thức ăn nhanh dẫn tới việc nhiều khách hàng chuyển từ đến quán uống trà sữa sang đặt hàng về nhà…

Tuy nhiên, ngành công nghiệp đồ uống đang chứng kiến những bước chuyển mình lớn hơn thế.

Trong Công bố 12 xu hướng mới cho ngành thực phẩm và đồ uống (hãng nghiên cứu thị trường Mintel) chỉ ra rằng việc sử dụng thức uống tốt cho sức khỏe và hỗ trợ vóc dáng (1); thành phần rõ ràng, tự nhiên (2); yêu cầu về chứng minh nguồn gốc (3) là những nhân tố mới chi phối thị trường đồ uống toàn cầu. Điều này không chỉ làm thay đổi thị hiếu mua sắm mà còn định hình phong cách sống người tiêu dùng, nỗ lực nhằm hướng tới cuộc sống lành mạnh hơn thông qua thói quen ăn uống.

Những nỗ lực của người tiêu dùng nhằm hướng tới cuộc sống lành mạnh hơn thông qua việc ăn uống đã tạo nên những sự xu hướng toàn cầu.

Từ đó buộc nhà sản xuất phải thích ứng với sự thay đổi xu hướng để duy trì đà tăng trưởng.

Giới trẻ toàn cầu và tư duy tiêu dùng cấp tiến: ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe

Sự thay đổi mạnh mẽ và sâu rộng nói trên trong ngành F&B bắt nguồn từ những thay đổi lớn trong thói quen của người tiêu dùng và nhu cầu cao về việc chăm sóc bản thân, tận hưởng cuộc sống.

Báo cáo Spring/Summer 2015 Cassandra Report: Body, Mind, Soul (được thực hiện bởi Deep Focus – một công ty phân tích dựa trên nền tảng dữ liệu và kỹ thuật số) – nghiên cứu về những sở thích, nhu cầu và hành vi của thế hệ Millennial, đối tượng khách hàng mục tiêu của nhiều thương hiệu – đã chỉ ra rằng có tới gần 80% người trẻ coi trọng sức khỏe hơn là tài sản vật chất. Họ sẵn sàng đầu tư tiền bạc cho các mặt hàng hữu ích cho sức khoẻ nhiều hơn hẳn thế hệ trước.

Họ quan tâm hơn đến yếu tố trải nghiệm, đặc biệt là những trải nghiệm về sức khoẻ – sự kết hợp hài hoà giữa sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần.

Quan diểm này tác động đến không chỉ riêng với ngành hàng y tế và chăm sóc sức khỏe truyền thống, mà còn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh tiêu dùng khác như thực phẩm và đồ uống hữu cơ, các lớp tập thể dục, thể hình và trang phục, phụ kiện thể thao cao cấp..

Trong đó, ngành công nghiệp F&B – chiếm khoảng 35% mức chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng  – cũng ghi nhận những sự thay đổi lớn.

Sự chuyển dịch rõ rệt của xu hướng lựa chọn thực phẩm tại Trung Quốc.

Ngày nay, hương vị và giá cả không còn là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của một sản phẩm F&B. Summer Chen, nhà phân tích thực phẩm cấp cao ở Mintel, cho biết: “Những lo ngại về thực phẩm của người dân Trung Quốc đã chuyển sang vấn đề về dinh dưỡng.”

Tại Việt Nam, ngành thực phẩm và đồ uống với quy mô chiếm khoảng 15% GDP cũng hòa mình vào xu hướng chung của cả khu vực và thế giới. Theo Báo cáo “Toàn cảnh thị trường thực phẩm – đồ uống Việt Nam 2018” do Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam – Vietnam Report – VNR thực hiện, hơn 86% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên,hữu cơ (organic) là làn sóng mạnh mẽ nhất, là một trong ba xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng thực phẩm – đồ uống mới của người tiêu dùng Việt Nam.

Tiêu chuẩn càng khắt khe, lựa chọn càng chất lượng: Các ứng viên sáng giá hứa hẹn sẽ soán ngôi vương trên thị trường đồ uống

Thời gian qua, có khá nhiều công ty nội địa và quốc tế tại thị trường Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực đồ uống tốt cho sức khỏe: bao gồm đồ uống bổ sung dinh dưỡng, đồ uống protein, đồ hữu cơ…Trong số đó, đồ uống hữu cơ chiếm được sự quan tâm lớn nhất của cả người kinh doanh và người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã tung ra thị trường các dòng sản phẩm hữu cơ, thảo mộc, giảm đường, thêm vi lượng… Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở mục đích thâm nhập và thăm dò thị trường nên chưa nhận được sự đầu tư bài bản để cho ra đời thành phẩm đạt chất lượng.

Tên tuổi nổi trội đi tiên phong trong phân khúc đồ uống tốt cho sức khỏe phải kể đến thương hiệu Soya Garden với 50 cửa hàng trên toàn quốc. Khởi nguồn từ sự thấu hiểu xu hướng ẩm thực hiện đại, Soya Garden ứng dụng công nghệ chế biến tân tiến, kết hợp với những tiến bộ về khoa học dinh dưỡng để lựa chọn các hạt đậu nành hảo hạng nhất. Từ đó, cho ra đời những sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành hữu cơ duy nhất tại Việt Nam.

Thành phẩm với hàm lượng vi chất dồi dào, nguyên liệu có nguồn gốc tin cậy, vị hương vẹn toàn, Soya Garden sẽ thuyết phục được mọi thị hiếu ẩm thực khó tính nhất và đáp ứng được mọi quy chuẩn dinh dưỡng thông thái nhất.

Thói quen sử dụng thực phẩm hữu cơ đang dần chiếm ưu thế trong lối sống của nhiều tầng lớp khách hàng.

Ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ đang vươn lên hàng đầu thế giới về tăng trưởng doanh số và sự phổ cập tới khách hàng. Theo Euromonitor, riêng năm 2016, thị trường chăm sóc sức khoẻ toàn cầu đạt giá trị 539 tỷ bảng Anh và dự kiến sẽ tăng 17% trong năm 2021 lên tới 640 tỷ bảng.

Sự tăng trưởng ấn tượng của thị trường chăm sóc sức khoẻ đồng thời cũng là dấu hiệu cho một kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp F&B, là thánh địa màu mở cho những doanh nghiệp như Soya Garden xây dựng nên một đế chế mới từ những sản phẩm hữu cơ chất lượng, vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức mỹ vị của người tiêu dùng, vừa hài hòa với giá trị sống khỏe mạnh, bền vững của thế hệ khách hàng cấp tiến.

(*) Nguồn tham khảo

https://www.researchandmarkets.com/reports/4486787/global-technical-textile-market-analysis-by-type

https://cassandra.co/life/2015/07/06/now-available-the-spring-summer-2015-cassandra-report

Ngọc Hằng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Các thương hiệu trà sữa liên tiếp đóng cửa: Bước chuyển mình của ngành công nghiệp đồ uống
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.