Cách phòng tránh một số bệnh thường gặp về mùa hè

Thu Hà|11/04/2017 09:53
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Bệnh ngoài da

(Moitruong.net.vn) – Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật. Tuy nhiên, mùa hè với thời tiết nắng nóng, mưa nhiều đây cũng là thời điểm phát sinh nhiều loại bệnh dịch và các loại bệnh thường gặp như bệnh ngoài da, viêm họng, thuỷ đậu,sốt xuất huyết… Vì vậy cần có những biện pháp để phòng tránh chống dịch bệnh lây lan.

Các bệnh da liễu phổ biến nhất trong mùa hè là rôm sảy, viêm lỗ chân lông, mề đay, mụn nhọt, nhiễm trùng da… Để phòng tránh, cách tốt nhất là giữ vệ sinh thân thể, bảo vệ làn da không bị trầy xước, nếu có vết thương cần che kín nhằm hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Viêm họng và thanh quản

Thời tiết nắng nóng, nên việc tắm nước lạnh hay các đồ uống lạnh được ưa chuộng hơn. Vì vậy, viêm họng và viêm thanh quản cũng là bệnh nhiều người gặp phải trong mùa hè.

Để phòng tránh bạn có thể uống nước ấm hoặc mát, giữ ấm cổ khi về đêm, điều chỉnh quạt và nhiệt độ điều phù hợp khi ngủ, tránh để quạt hoặc điều hòa xả trực tiếp vào khu vực đầu cổ, không tắm khi người đang còn mồ hôi.

benh-mua-he-thuong-gap-o-tre-nho

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có nhiều nguyên nhân gây ra: Virut là nguyên nhân cơ bản gây bệnh tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Rotavirus là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp tính ở trẻ em; Thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng cho cơ thể. Ký sinh trùng Giardia lamblia như Crypxosporidium có thể gây ra tiêu chảy; Các chứng rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy mạn tính có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng kính hiển vi và hội chứng ruột kích thích; Thói quen ăn uống. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh.

Bệnh viêm não Nhật Bản

Là bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB.

Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10%-20%.

Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, triệu chứng thường dễ phát hiện, dễ lây nhưng lành tính và ít để lại di chứng.

Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Trên thực tế đã có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực về sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu

Đây một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra, virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được >95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.

Biện pháp phòng dịch bệnh mùa hè:

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy và phòng muỗi đốt. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Thực hiện phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh

Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. 
Đảm bảo vệ sinh an toang thực phẩm, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.

Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh. Ít tiếp xúc với bệnh nhân. Đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời, hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng dakín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngón chân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chống viêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

Thu Hà


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cách phòng tránh một số bệnh thường gặp về mùa hè
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.