Cách sơ cứu đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Mai Lan|27/11/2022 14:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Khi có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm người nhà cần bình tĩnh và sơ cứu đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm. Việc nắm cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng đầu tiên giúp phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng và tránh gây nguy hiểm tính mạng.

Ngộ độc thực phẩm (dân gian gọi là trúng thực) là bệnh do ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Quá trình nhiễm độc chất của thức ăn có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào từ quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng thực phẩm. Thức ăn có thể nhiễm độc từ các nguồn khác nhau, bao gồm: Ô nhiễm nước, đất hoặc không khí, cũng như việc bảo quản và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Các bước sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

non.jpg
Gây nôn càng sớm càng tốt để chất độc không ngấm vào cơ thể và gây hại.

Gây nôn

Gây nôn thường được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc. Lúc này, người bị ngộ độc thực phẩm cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để nôn hết những thức ăn đã ăn vào. Các cách thức có thể áp dụng như uống 1 ly nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy (dân gian thường gọi là móc họng) vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng nhằm kích thích cảm giác nôn ở người bệnh. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại.

Những lưu ý trong lúc gây nôn:

Nếu người bệnh nằm nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở.

Đối với trẻ em, người hỗ trợ cần thực hành động tác gây nôn khéo léo tránh gây trầy xước cổ họng trẻ.

Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì không nên kích nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở.

Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ.

Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.

Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ.

Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Quan sát người bệnh, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Theo dõi nhịp tim

Trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp.

Đưa đến cơ sở y tế

Sau khi tiến hành quy trình sơ cứu ngộ độc thực phẩm bao gồm các cách gây nôn, bù nước,… dù tình trạng người bệnh có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới các cơ sở ý tế gần nhất để kiểm tra và tiến hành thực hiện các bước cấp cứu khi cần thiết.

Dựa theo kết quả đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, cấy phân,… nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và có hướng xử trí phù hợp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách sơ cứu đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà