Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị tăng cường giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt với nấm, cây, củ, quả rừng tự nhiên, nhằm phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên.
Để đón Tết Nguyên đán và mùa lễ hội an toàn, Hà Nội chỉ đạo giám sát dịch bệnh, kiểm dịch chặt tại sân bay, đảm bảo an toàn thực phẩm và ứng trực y tế 24/24.
Những ngày cận Tết Nguyên đán, tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng. Vào thời điểm này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đưa ra những khuyến cáo về an toàn thực phẩm và biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm trong những ngày Tết.
Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán cũng là dịp các buổi liên hoan, tiệc tùng, tụ tập bạn bè, anh em, đồng nghiệp diễn ra kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ rượu, bia tăng mạnh. Hệ lụy là số người nhập viện vì ngộ độc rượu, bia, rối loạn tâm thần tăng cao.
Đó là Chỉ thị của Bộ Y tế gửi các đơn vị yêu cầu tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị đảm bảo công tác khám chữa bệnh, tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, giám sát phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu, đảm bảo cung ứng đủ thuốc... dịp Tết Ất Tỵ.
Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương quyết định thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành và tiến hành kiểm tra tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm trong đó có Lạng Sơn, Thái Nguyên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Nội và TP.HCM.
Chiều 6/12, hàng chục công nhân của Công ty Premium thuộc Khu công nghiệp WHA, huyện Nghi Lộc và Công ty TNHH JTEC Nghệ An (Khu công nghiệp VSIP huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) bất ngờ nhập viện sau giờ ăn trưa.
Sau 2 ngày, kể từ khi hàng chục trường hợp vào bệnh viện Vũng Tàu vì nghi bị ngộ độc thực phẩm, đến sáng nay, số người nhập viện điều trị đã tăng lên 297 trường hợp. Qua khai thác bệnh sử, tất cả các trường hợp này đều ăn bánh mì tại quán Cô Ba, phường 7, TP Vũng Tàu.
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có Công văn số 2757/ATTP-NĐTP về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi (cơn bão số 6).
Theo kết luận của cơ quan chức năng, 21 học sinh ở Gia Lai nhập viện sau khi tham gia tiệc Trung thu không phải do ngộ độc thực phẩm mà là say nước trà - một thành phần để chế biến trà sữa.
Sau bữa tiệc Trung thu, 21 học sinh trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) và 55 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) có biểu hiện đau bụng, chóng mặt, buồn nôn phải nhập viện vì nghi ngộ độc tập thể.
Nhiều công nhân Công ty may Hoàng Tâm nhập viện sau khi ăn trưa là do ngộ độc thực phẩm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy mẫu thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Thời gian gần đây, vấn nạn trẻ em bị ngộ độc thực phẩm do ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh trước cổng trường đang nóng hơn bao giờ hết.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Sau Tết, việc bảo quản không đúng cách, chế biến lại nhiều lần, đồ ăn quá hạn... có nguy cơ dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Người dân cần lưu ý các biểu hiện ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua.
Ngoài số tiền 96 triệu đồng phải nộp phạt do vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm, hộ kinh doanh Bánh mì Phượng ở TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam còn bị đình chỉ hoạt động trong 3 tháng.