Tuần vừa rồi, các nhà khoa học công tác tại Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ (NSIDC) nói rằng ảnh vệ tinh đã không còn chụp được mũ băng (một khối băng bao phủ diện tích đất nhỏ hơn 50.000 km2) Vịnh Thánh Patrick nằm tại vùng đảo Ellesmere ở Nunavut, Canada. Dự đoán về sự ra đi của vỉa băng này đã xuất hiện từ lâu, nhưng không ai ngờ nó tới sớn đến vậy.
Ảnh vệ tinh cho thấy hai mũ băng đã biến mất, hậu quả do biến đổi khí hậu.
Bắc Cực đã ấm lên với tốc độ gấp đôi tốc độ toàn cầu trong 30 năm qua, do quá trình khuếch đại Bắc Cực. Nhưng năm nay, nhiệt độ ở khu vực này còn gay gắt hơn. Tháng 7, băng biển ở đây xuống mức thấp nhất trong 40 năm. Nắng nóng kỷ lục và cháy rừng đã thiêu rụi vùng Siberia của Nga.
Đặc biệt, mùa hè ở Bắc Cực thuộc Canada năm nay cao hơn 5 độ C so với mức trung bình trong 30 năm, Giáo sư Copland cho biết.
Điều đó không chỉ đe dọa các chỏm băng nhỏ hơn có thể tan chảy nhanh chóng vì chúng có khối lượng không lớn mà cả các sông băng lớn giữ lạnh lâu hơn cũng tan chảy. Một khi sông băng biến mất, lộ ra các lớp đá gốc và bị mặt trời thiêu nóng, càng đẩy nhanh quá trình tan chảy.
Sự sụp đổ của thềm băng trên đảo Ellesmere cũng đồng nghĩa với việc mất đi tầng hồ cuối cùng được biết đến ở Bắc bán cầu, khiến một vùng nước ngọt bị thềm băng đập tan và trôi trên đỉnh nước đại dương.
Năm 2017 dự đoán các chỏm băng hình thành từ vài thế kỷ trước có khả năng biến mất trong vòng 5 năm. Nhưng năm nay các chỏm băng này đã biến mất trước cả dự đoán.
Nhật Lệ