Môi trường xã hội

Cháy lớn hàng nghìn xe điện bị thiêu rụi ở Lạng Sơn

Thu Phương 04/10/2024 14:30

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên xe điện DK Việt Nhật (DK Bike), khu vực thôn Quán Hồ, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn khiến hàng nghìn xe điện bị thiêu rụi.

Hàng nghìn chiếc xe điện bị thiêu rụi sau đám cháy

Theo thông tin ban đầu, vụ cháy ban đầu xuất hiện tại kho linh kiện thuộc tầng 2 của nhà xưởng, sau đó lan lên tầng 3, xuống tầng 1 của dãy nhà xưởng và cháy lan sang 2 dãy xưởng liền kề. Ước tính ban đầu, toàn bộ thiết bị vật tư bị cháy đến 90%, dây chuyền lắp ráp bị cháy hoàn toàn cùng hàng nghìn xe điện bị hư hỏng, thiêu rụi.

chayls-7228-1728018916.jpg
Vụ cháy lớn khiến hàng nghìn chiếc xe điện bị thiêu rụi gây thệt hại nặng nề về tài sản

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Lạng Sơn đã huy động khoảng 100 cán bộ, chiến sĩ và 10 phương tiện đến hiện trường triển khai phương án chữa cháy. Đến 9h30 phút cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được khống chế. Theo thông tin ban đầu, vụ cháy không có thương vong về người, thiệt hại về tài sản chưa xác định được.

Hiện lực lượng chức năng địa phương đang tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp triển khai công việc điều tra nguyên nhân, khắc phục hậu quả.

Công ty TNHH một thành viên xe điện DK Việt Nhật thành lập năm 2009, chuyên sản xuất xe máy điện, đạp điện. Xưởng lắp ráp của công ty rộng gần 1.000 m2 với năng lực lắp ráp 600 xe/ngày.

Xử lý môi trường sau các vụ cháy nổ

chay-lon-3525.png.jpg
Cần xử lý môi trường ngay sau các vụ cháy nổ

Theo các chuyên gia về PCCC, hậu quả cháy nổ phụ thuộc vào biện pháp phòng ngừa, ứng cứu. Sau khi dập tắt đám cháy, các đơn vị quản lý môi trường cần đến ngay khu vực xảy ra sự cố cháy nổ tìm hiểu mức độ cháy, vật liệu cháy, hóa chất cháy, hướng phát tán khói thải ra các khu vực lân cận bị ảnh hưởng thế nào, xem xét nguồn tiếp nhận nước thải và các hiện trạng sinh thái tại khu vực chịu ảnh hưởng của cháy nổ, đặc tính của các loại chất thải rắn - sản phẩm phát sinh của quá trình cháy như thế nào, để dự báo khả năng thành phần ô nhiễm sẽ phát sinh ra sau quá trình cháy đi vào môi trường không khí, đất, nước và các loại chất thải. Tùy mức độ và quy mô khu vực cháy, khả năng lan truyền chất ô nhiễm phải lấy mẫu quan trắc hiện trạng môi trường để khẳng định thành phần, mức độ ô nhiễm với môi trường khí, nước, chất thải.

Bên cạnh đó, phải di dời người già, trẻ nhỏ, người ốm ra khói khu vực bị cháy trong khoảng thời gian nhất định, tránh không sử dụng bồn chứa nước, nơi tiếp nhận nước thải đã dập cháy, tránh sử dụng các loại rau quả, vật nuôi bị nhiễm bụi, khí độc trong khu vực chịu tác động của vụ cháy. Thêm nữa, không thể thu gom lại khí để xử lý vì lúc đó đã lan truyền tất cả các nơi, phải có thời gian cho thông thoáng khí ở khu vực cháy và khu vực lân cận vì có quá trình pha loãng với các nơi khác và làm giảm thành phần độc hại có trong thành phần khí tới tiêu chuẩn an toàn về mặt môi trường.

Sau đó, phải xử lý nước thải sinh ra gây ô nhiễm bằng cách thu gom nước thải về cơ sở xử lý nước thải để đạt được yêu cầu xả thải an toàn ra môi trường. Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt là sản phẩm của quá trình cháy theo đúng quy định thu gom vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại. Cùng với đó, cần kiểm tra sức khỏe của cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng của cháy nổ để kịp thời phát hiện các hiện tượng ngộ độc, tác động xấu đối với con người do hậu quả sinh ra trong quá trình cháy. Đồng thời cảnh báo cho khu dân cư để có biện pháp tự bảo vệ mình trước tác động ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu của môi trường bị ô nhiễm đối với người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cháy lớn hàng nghìn xe điện bị thiêu rụi ở Lạng Sơn