Cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác

Minh Anh (t/h)|06/12/2019 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Công nghệ đốt rác phát điện đã trở thành lựa chọn hàng đầu của các nước có nguồn đất đai và năng lượng hạn hẹp, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, mỗi ngày thành phố thải ra 9.000 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp, rác y tế), bình quân mỗi năm tăng thêm 10% lượng rác phát sinh… là vấn đề cần được tính toán để có bước đi phù hợp tình hình thực tế trong việc quy hoạch các khu xử lý rác tập trung và ứng dụng công nghệ mới. Trên địa bàn thành phố vẫn còn những đơn vị thu gom, xử lý rác quy mô lớn bằng phương pháp chôn lấp đang chậm chạp trong việc chuyển đổi công nghệ xử lý…

Từ kế hoạch đến việc thực thi cần một khoảng thời gian, từ việc động thổ công trình đến ngày đưa vào vận hành cần sự nỗ lực, quyết tâm lớn từ chủ đầu tư và cả các ngành chức năng của thành phố. Để có thể đạt được chỉ tiêu đốt rác phát điện 5.000 tấn/ngày vào cuối năm 2020, đòi hỏi chính quyền thành phố cần chủ động tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư về các cơ chế, chính sách; ngành điện có kế hoạch phát triển hệ thống lưới điện, trạm đấu nối đồng bộ khi các dự án đốt rác phát điện vận hành. Để thu hút nhiều hơn những nhà đầu tư có kinh nghiệm tham gia các dự án đốt rác phát điện theo quy hoạch của thành phố, đòi hỏi các sở, ngành chức năng, chính quyền thành phố cần có chính sách thật linh hoạt, hợp lý, nhất quán về lĩnh vực này.

Ảnh minh họa

Với các nhà máy xử lý rác vẫn còn sử dụng công nghệ chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống của người dân mà chi phí xử lý lại cao, thành phố cần quyết liệt đưa ra lộ trình cụ thể để yêu cầu các cơ sở này phải chuyển đổi công nghệ. Cùng với đó, tập trung tuyên truyền trong nhân dân thực hiện sâu rộng chương trình phân loại rác tại nguồn một cách đồng bộ, tránh tính phong trào để quá trình thu gom, xử lý rác và khâu tái chế rác mang lại hiệu quả cao…

Các loại lò đốt rác phát điện, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế và các dây chuyền thiết bị xử lý môi trường. Ngoài hệ thống phân phối sản phẩm trên toàn quốc, Tập đoàn đang mở rộng thị trường hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Philippines.

Đề cập về hoạt động của các doanh nghiệp trên lĩnh vực xử lý chất thải hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam cho rằng chính sách thu hút của Nhà nước chưa rõ ràng về xử lý rác thải sinh hoạt.

Hơn nữa, tâm lý sính ngoại vẫn lấn át. Nhiều cơ quan, ban, ngành và nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng sản phẩm nhập khẩu mới tốt, Việt Nam chưa làm được. Chính những bất lợi này khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khi tham gia xử lý rác.Quyết định số 31/2014/QĐ-Ttg ngày 5/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam có các quy định hỗ trợ về giá mua điện nhưng các dự án xử lý chất thải phải theo quy hoạch ngành điện, khiến nhiều dự án gặp khó khăn do chờ quy hoạch này.

Quyết định 31/2014 mới chỉ áp dụng giá mua điện đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp, đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải. Hiện có nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực điện rác như khí hóa phát điện, đốt phát điện, lên men tạo khí Biogas phát điện… nhưng giá mua điện chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ. Đến nay, cũng chưa có hướng dẫn về giá xử lý chất thải rắn áp dụng cho công nghệ điện rác.

Trong khi đó, doanh nghiệp khi muốn đầu tư xử lý rác vấp phải nhiều thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài. Việc đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt là loại hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), thủ tục đầu tư cần thiết lựa chọn nhà đầu tư đã mất từ 1-2 năm. Sau đó, doanh nghiệp còn phải hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng như thẩm định thiết kế, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thủ tục hoàn thành công trình bảo vệ môi trường…

Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị (pháp luật về PPP, các quy định phát triển dự án điện rác, công tác quy hoạch…), đồng thời cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào xử lý chất thải rắn, góp phần hình thành ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.

Minh Anh (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác