Cơ thể dễ bị bầm tím
Chắc chắn một lần trong đời, bạn đều đã từng trải qua những lần chấn thương bầm dập. Nhưng với những người có hàm lượng vitamin K thấp hơn thì vết bầm tím này có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết nặng về sau. Do đó, việc bổ sung vitamin K là điều vô cùng cần thiết.
Mắc bệnh tim mạch
Vitamin K2 có mối liên hệ trực tiếp với sự vôi hóa động mạch. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu vitamin K2 thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải các vấn đề về tim mạch. Do đó, hãy chủ động bổ sung vitamin K2 thường xuyên từ các loại rau lá xanh.
Vết thương khó cầm máu
Khi vết thương không cầm máu nhanh chóng, bạn có thể mất một lượng máu nguy hiểm và nguy cơ tử vong do chấn thương tăng lên, theo báo cáo của Đại học Florida. Dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, máu trong nước tiểu hoặc phân và chảy máu chân răng. Vitamin K hoạt động đồng bộ với một enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp prothrombin, một loại protein liên quan đến quá trình đông máu.
Cơ thể nhanh lão hóa
Vitamin K không phải là yếu tố chính gây ra các nếp nhăn, nhưng việc thiếu hụt vitamin K cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương và gây lão hóa sớm. Thậm chí, nếu không thu nạp đủ nguồn vitamin K cần thiết cho cơ thể thì bạn sẽ trở nên thiếu tập trung, kém linh hoạt trong cuộc sống.
Xương bị yếu
Vitamin K có thể đóng vai trò trong sức khỏe xương – một số nghiên cứu đã liên hệ giữ việc nhận được lượng vitamin K lớn hơn với mật độ khoáng xương cao hơn và nguy cơ gãy cổ xương đùi thấp hơn, theo NIH. Thiếu hụt xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin K để hỗ trợ tối ưu các chức năng như sức khỏe của xương và tim.
Viêm khớp
Khi nồng độ vitamin K giảm quá thấp, cơ thể bị thiếu vitamin K, xương và sụn có thể không nhận được tất cả các khoáng chất cần thiết. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ viêm xương khớp cao hơn.
Những dấu hiệu này cũng có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu các dấu hiệu xuất hiện đồng thời, cần báo cho bác sĩ về nguy cơ thiếu hụt vitamin K.
Mai An (t/h)