(Moitruong.net.vn) – Tại hội nghị ứng dụng công nghệ môi trường trong hoạt động xử lý chất thải, rất nhiều công nghệ xử lý chất thải hiện đại đã được trình diễn. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng mong muốn được tham gia đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

Xử lý chất thải HCFC tại Nhà máy xi măng Hòn Chông, thuộc Công ty xi măng Holcim Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2010, công ty đã xây dựng lò đốt chất thải phát điện ở khu vực Hà Nội nhằm xử lý đốt chất thải công nghiệp thu gom được từ các vùng lân cận. Nhiệt thu hồi từ quá trình đốt được tận dụng để sản xuất điện. Lượng điện này cung cấp nhu cầu sử dụng nội bộ trong nhà máy, phần dư được bán vào lưới điện. Tuy nhiên, khả năng để đơn vị đầu tư và phát triển rộng công nghệ xử lý rác thành điện tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, hệ thống pháp luật của Việt Nam cho vấn đề ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực này chưa hoàn chỉnh. Hiện vẫn chưa có đầy đủ giá trị tham khảo thành phần rác, không khí, nước, tiếng ồn và rung chấn. Hệ thống cơ quan chức năng có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn nhà đầu tư còn thiếu sót. Theo đó, hệ thống đánh giá có xu hướng ưu tiên nhà đầu tư có chất lượng kém nhưng giá thành xử lý rẻ. Về công tác đấu thầu trong lĩnh vực này cũng chưa minh bạch, chưa tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực thực sự tham gia cung ứng dịch vụ xử lý chất thải.

Hiên nay, có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường như công nghệ xử lý chất thải D4 của công ty có ưu điểm kết hợp nhiệt phân và thủy phân. Chất thải trong quá trình xử lý không phát sinh khí thải. Chất sau xử lý cũng bằng 0. Dây chuyền sản xuất thiết kế và lắp đặt theo mô đun nên khả năng mở rộng công suất rất linh hoạt, ít tốt kém cho doanh nghiệp. Để có thể xử lý công suất 4.000 tấn rác/ngày, doanh nghiệp chỉ cần chính quyền địa phương hỗ trợ diện tích đất 10ha và thời gian sử dụng quỹ đất là 50 năm. Ngân sách hỗ trợ chi phí xử lý cam kết thấp hơn các công nghệ khác đang sử dụng. Tuy nhiên, hiện các dự án này chỉ mới “dạo quanh” thị trường Việt Nam chứ chưa thực sự vào được thị trường xử lý chất thải này tại nước ta.

Lý giải thực tế này, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, những quy định về chính sách hỗ trợ, ưu tiên đầu tư cũng như ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường vào hoạt động xử lý chất thải đã có. Thế nhưng, việc vận hành chính sách này phụ thuộc rất lớn vào chính quyền địa phương. Ngay như TPHCM, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 8.300 tấn rác sinh hoạt nhưng có đến 90% tổng lượng rác thải là chôn lấp. Gần đây, thành phố đã kêu gọi thành công dự án đầu tư xử lý rác thải thành điện năng. Tuy nhiên, phải chờ đến 3 năm sau thì dự án này mới đi vào hoạt động với công suất xử lý 1.000 tấn/ngày – lượng rác phát sinh thêm của thành phố trong 3 năm tới. Như vậy, cơ bản tới năm 2020, toàn thành phố vẫn phải chôn lấp hơn 5.000 tấn rác.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, rác thải được xem là tài nguyên thứ cấp. Giải pháp xử lý rác thải bằng biện pháp chôn lấp luôn được hạn chế tối đa nhằm giảm lãng phí nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị lãng phí nghiêm trọng tại nước ta. Mặt khác, do công tác quản lý chưa tốt đã khiến rác thải gây ra những ô nhiễm thứ cấp khác, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân. Cần thiết phải thay đổi quan điểm ứng xử với rác. Theo đó, rác cần được xem xét như một nguồn tài nguyên dồi dào. Từ đó, thiết lập những hành vi ứng xử phù hợp, gia tăng công nghệ tái chế để biến rác thải thành những sản phẩm xanh có lợi cho môi trường và có ích cho cuộc sống của cộng đồng.

Phúc Anh (SGGP)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đa dạng công nghệ xử lý chất thải