Đề xuất bỏ quy định cho phép tách thửa theo loại, ngừa phân lô bán nền trái phép

Lê An (t/h)|14/03/2020 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định cho phép tách thửa đất nông nghiệp nhằm tránh trục lợi.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét bãi bỏ quy định cho phép tách thửa đối với từng loại đất, không để bị lợi dụng nhằm thực hiện phân lô bán nền tràn lan, trái pháp luật.

Theo quy định, Luật Đất đai 2013 chỉ cho tách thửa “đất ở tại nông thôn” và tách thửa “đất ở tại đô thị”. Nhưng, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Ảnh minh họa

Theo HoREA, quy định này đã cho phép tách thửa đối với “từng loại đất”, có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… Điều này thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.

Chính vì vậy hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ quy định này vì không phù hợp với Luật Đất đai, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng phân lô, tách thửa tràn làn, khó kiểm soát.

>>>Xem thêm:Bị phạt đến1 tỷ đồng khi phân lô, bán nền sai quy định

Chính phủ mới ban hành nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 5/1/2020. Theo đó, những trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở không đúng quy định sẽ bị phạt lên tới 1 tỷ đồng.

Lê An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đề xuất bỏ quy định cho phép tách thửa theo loại, ngừa phân lô bán nền trái phép
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.