Theo ông Trần Văn Thắng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng cho biết, vườn có tổng diện tích tự nhiên hơn 8.509ha, thuộc địa bàn xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng. Trong đó, rừng đặc dụng là 8.038 ha, còn lại là rừng phòng hộ.
Diện tích có rừng của Vườn Quốc gia U Minh Thượng hiện nay là gần 5.179 ha, đồng cỏ ngập nước theo mùa có cây tái sinh rải rác hơn 1.699ha, còn lại là đầm lầy thực vật thủy sinh, kênh đào gần 1.160ha.
Theo ông Thắng, đặc điểm của Vườn Quốc gia U Minh Thượng là rừng tràm phát triển trên đất than bùn có độ dày từ 0,3-1,2m, nguồn vật liệu cháy khô rất dày, được tích tụ qua nhiều năm có độ dày trung bình 50 cm, khối lượng trung bình 19,3 tấn/ha. Đây là đối tượng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn diễn ra trên diện rộng và trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số người dân sống gần rừng còn hạn chế nên còn vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thủy sản, bắt ong gia tăng trong những tháng mùa khô gây áp lực lên tài nguyên rừng. Các đối tượng này dùng lửa bất cẩn là nguyên nhân chính gây ra cháy rừng.
“Lượng mưa trong mùa khô năm 2022 trên địa bàn Vườn Quốc gia U Minh Thượng thấp hơn trung bình những năm trước, mùa khô kéo dài hơn, nguồn nước duy trì độ ẩm cho rừng khu vực than bùn cao trong mùa khô bị thiếu hụt. Trong khi đó, nguồn nước bên ngoài vùng lõi có độ mặn cao (trên 10‰) nếu bơm bổ sung vào vùng lõi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng tràm. Hiện nay, mực nước ngập phòng cháy chữa cháy rừng trung bình tại khu vực than bùn cao (khu C) chỉ còn 24cm, mực nước ngập trung bình tại khu A, B là 39,5 cm”, Phó Giám đốc Trần Văn Thắng nêu khó khăn trong bảo vệ rừng mùa khô.
Ông Trần Văn Thắng, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng cho biết, vườn có tổng diện tích tự nhiên hơn 8.509ha, thuộc địa bàn xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng. Trong đó, rừng đặc dụng là 8.038 ha, còn lại là rừng phòng hộ.
Diện tích có rừng của Vườn Quốc gia U Minh Thượng hiện nay là gần 5.179 ha, đồng cỏ ngập nước theo mùa có cây tái sinh rải rác hơn 1.699ha, còn lại là đầm lầy thực vật thủy sinh, kênh đào gần 1.160ha.
Theo ông Thắng, đặc điểm của Vườn Quốc gia U Minh Thượng là rừng tràm phát triển trên đất than bùn có độ dày từ 0,3-1,2m, nguồn vật liệu cháy khô rất dày, được tích tụ qua nhiều năm có độ dày trung bình 50 cm, khối lượng trung bình 19,3 tấn/ha. Đây là đối tượng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn diễn ra trên diện rộng và trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số người dân sống gần rừng còn hạn chế nên còn vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thủy sản, bắt ong gia tăng trong những tháng mùa khô gây áp lực lên tài nguyên rừng. Các đối tượng này dùng lửa bất cẩn là nguyên nhân chính gây ra cháy rừng.
“Lượng mưa trong mùa khô năm 2022 trên địa bàn Vườn Quốc gia U Minh Thượng thấp hơn trung bình những năm trước, mùa khô kéo dài hơn, nguồn nước duy trì độ ẩm cho rừng khu vực than bùn cao trong mùa khô bị thiếu hụt. Trong khi đó, nguồn nước bên ngoài vùng lõi có độ mặn cao (trên 10‰) nếu bơm bổ sung vào vùng lõi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng tràm. Hiện nay, mực nước ngập phòng cháy chữa cháy rừng trung bình tại khu vực than bùn cao (khu C) chỉ còn 24cm, mực nước ngập trung bình tại khu A, B là 39,5 cm”, Phó Giám đốc Trần Văn Thắng nêu khó khăn trong bảo vệ rừng mùa khô.
Trong khi đó, tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau), rừng tràm Trà Sư (An Giang), Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), do lượng mưa năm 2022 trên địa bàn thấp hơn trung bình các năm trước, nên nguồn nước duy trì độ ẩm cho rừng trong mùa khô bị thiếu hụt. Trong khi đó, nguồn nước bên ngoài vùng lõi có độ mặn cao, nếu bơm bổ sung vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng tràm.
Theo lãnh đạo các đơn vị bảo vệ rừng, bên cạnh điều kiện tự nhiên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nhận thức của một bộ phận người dân về phòng chống cháy rừng cũng còn hạn chế; vẫn còn tình trạng người dân vào rừng săn bắt động vật, thủy sản, bắt ong trong những tháng mùa khô. Các đối tượng dùng lửa bắt ong, hút thuốc bất cẩn là nguyên nhân chính gây ra cháy rừng. “Thông thường, nguy cơ cháy rừng diễn ra từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Khi xảy ra cháy rất khó chữa do thiếu nước, lớp thực bì dưới tán rừng khô kiệt. Vì vậy, ngoài thường xuyên tuần tra, giám sát, công tác tuyên truyền phòng chống cháy rừng đến người dân rất quan trọng”, lãnh đạo một đơn vị quản lý rừng cho biết.