Đồng bằng sông Cửu Long: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển nuôi tôm sú bền vững

Trương Anh Sáng|26/04/2019 09:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cụ thể, tăng gấp 03 lần năng suất nuôi tôm sú trong mô hình quảng canh cải tiến so với hiện tại, khoảng 300-350 kg/ha/năm và tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc cải thiện đầu vào ứng dụng phát triển thực hành nuôi tốt, quản lý quy hoạch và vùng nuôi hiệu quả. Nâng cao chất lượng và sản phẩm tôm sú thông qua việc cải tiến quy trình sau thu hoạch, hậu cần và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

– Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển nuôi tôm sú bền vững nhằm kết nối và cải thiện sinh kế của 10.000 hộ nông dân nuôi tôm sú quảng canh cải tiến quy mô nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong giai đoạn 2019-2029 và chuyển giao khoa học nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả môi trường và lợi nhuận kinh tế cho người dân và toàn khu vực.

>>> Đà Nẵng: Sông Hàn bốc mùi hôi thối do nước thải nhà hàng

>>> Tp. Hồ Chí Minh – Bài 5: Bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường, công an huyện Hóc Môn đã làm hết trách nhiệm?

Hỗ trợ việc chuyển đổi hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi tôm sú ở ĐBSCL để thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao tính cạnh tranh. Đồng thời, cải thiện chất lượng con giống và các công cụ quản lý, giảm chi phí sản xuất thông qua các hoạt động nuôi bền vững đã được hoàn thiện, cải thiện mô hình kinh doanh. Phát triển các mô hình nuôi tôm bền vững thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Thu hoạch, sau thu hoạch và dịch vụ chuỗi cung ứng và truyền thông, đào tạo và nhân rộng.

Mô hình lúa tôm

Phát triển nuôi tôm sú bền vững ở ĐBSCL thành công cần phải có sự đồng hành của các bên liên quan: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tạo cơ chế chính sách hỗ trợ, có công cụ quản lý, giám sát hiệu quả; Nhà khoa học giữ vai trò nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, Doanh nghiệp đầu tư tài chính cho nghiên cứu, khai thác hiệu quả các sản phẩm khoa học – công nghệ, tạo chuỗi sản xuất bền vững. Người dân ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn, tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất.

Hiện nay, tiềm năng phát triển đối với loại hình nuôi tôm – lúa, tôm quảng canh cải tiến ở Kiên Giang rất lớn, đứng đầu khu vực và cả nước về sản xuất tôm – lúa. Tuy nhiên, do điều kiện biến đổi khí hậu cũng như tập quán sản xuất của người dân, loại hình này chưa cho thấy sự bền vững như mong muốn, năng suất còn khá thấp, dịch bệnh xảy ra còn khá nhiều.

Vì vậy,để phát triển nuôi tôm sú bền vững ngành ngành Nông nghiệp Kiên Giang sẽ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đề xuất với CSIRO và Tổng cục Thủy sản chọn loại hình tôm – lúa của tỉnh Kiên Giang để tập trung đầu tư trọng điểm, hướng tới xây dựng thương hiệu, kết nối chuỗi sản xuất bền vững (như loại hình tôm công nghệ cao đối với tỉnh Bạc Liêu và loại hình tôm – rừng đối với tỉnh Cà Mau), ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển kinh tế – xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, không chỉ riêng phát triển nuôi tôm sú bền vững.

Trương Anh Sáng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng bằng sông Cửu Long: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển nuôi tôm sú bền vững