Đồng Tháp: Tháo dỡ 461 lò gạch đất sét nung dạng thủ công gây ô nhiễm môi trường

Mai Lê (t/h)|31/12/2019 11:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ra quyết định tháo dỡ 461 lò gạch đất sét nung dạng lò thủ công, dần thay thế bằng dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Đến nay, Đồng Tháp đã chi gần 23,5 tỉ đồng để thực hiện đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung. Toàn tỉnh hiện có 6/9 nhà máy sản xuất gạch không nung được cấp phép đầu tư đang hoạt động với công suất thiết kế hơn 90 triệu viên/năm. Hiện nay, các công trình xây dựng mới được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước tại Đồng Tháp gần như sử dụng 100% vật liệu xây không nung.

Về tình hình hạn chế sản xuất gạch đất sét nung, trên địa bàn tỉnh có 600 lò gạch đất sét nung, 21 lò cải tiến và lò Hoffman. Trong đó, tháo dỡ 461 lò gạch đất sét nung dạng lò thủ công, 37 lò ngưng hoạt động, còn 102 lò đang hoạt động. Các lò đang hoạt động đều sản xuất theo thời vụ, hoạt động từ 30 – 50% công suất thiết kế.

Những lò gạch đất sét nung lạc hậu sẽ dần được thay thế. Ảnh minh họa

Nhìn chung, dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung đã dần thay thế dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung lạc hậu, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do hầu hết các lò gạch thủ công không có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường, do đó gây ô nhiễm môi trường cao. Ngoài ra, công nghệ mới sẽ ít tiêu hao năng lượng so với công nghệ cũ.

Hiện tổng công suất thiết kế các dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung trong toàn quốc đạt 6,3 tỷ viên/tổng số 24,3 tỷ viên vật liệu xây, chiếm khoảng 26,5%.

Mai Lê (t/h)

Bài liên quan
  • Gạch không nung góp phần bảo vệ môi trường
    Moitruong.net.vn – Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp (DN) đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung (GKN), đón đầu xu hướng phát triển loại vật liệu “xanh”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đồng Tháp: Tháo dỡ 461 lò gạch đất sét nung dạng thủ công gây ô nhiễm môi trường
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.