Tiểu hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời nhờ kính viễn vọng đặt tại Mauna Kea, Hawaii. Tiểu hành tinh có tên chính thức là 2018 VG18 và được đặt biệt danh là Farout, các nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii vừa thông báo đã phát hiện ra.
>>>Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội – Bài 4: Phớt lờ lệnh đình chỉ, Công trình 51 Phan Bội Châu vẫn ngang nhiên thi công gây lún nứt nhà dân
>>>Dự án “Duy tu, bảo dưỡng đê điều 2018”: Đơn vị thi công ẩu gây ô nhiễm môi trường
Ảnh minh họa
Farout cách Mặt trời xa gấp 120 lần Trái đất (khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời là gần 150 triệu km). Nó xa hơn khoảng 35,4 tỷ km so với Eris – thiên thể xa thứ hai trong hệ. Eris là hành tinh lùn có kích thước tương đương sao Diêm Vương.
“Hiện tất cả những gì chúng tôi biết về 2018 VG18 là khoảng cách so với Mặt trời, đường kính ước tính và màu sắc. Vì quá xa nên nó hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt trời rất chậm, có khả năng mất tới hơn 1.000 năm”, ông David Tholen, nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Ông Tholen cùng các đồng nghiệp xác định, 2018 VG18 màu hồng nhạt, đường kính khoảng 500 km và có thể có hình cầu giống sao Diêm Vương.
Nhóm nhà khoa học từ lâu đã tìm kiếm các vật thể tương tự trong hệ Mặt Trời, trong đó có hành tinh X, hay hành tinh thứ 9. Đây được cho là một siêu Trái đất – hành tinh với khối lượng lớn hơn Trái đất nhưng nhỏ hơn sao Hải Vương.
Hàn Mặc (T/h)