Gần 40% trẻ em thành thị mắc bệnh về mắt

Phương Thảo (t/h)|08/11/2018 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương tại Hội nghị ngành nhân khoa Việt Nam, ước tính khoảng 3 triệu trẻ em từ 6-15 tuổi mắc tật khúc xạ cần khám và chỉnh kính.

>>>‘Rừng già san hô’ dưới đáy đại dương

>>>Lâm Đồng: Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”

Đại biểu tham dự Hội nghị ngành nhân khoa Việt Nam. Ảnh Laodong

Tại hội nghị, PGS-TS Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc BV Mắt Trung ương cho biết, tỉ lệ trẻ em mắc tật về khúc xạ ngày càng tăng cao.

Theo đó, tỉ lệ tật khúc xạ chiếm 15-40%, ước tính có 14-36 triệu người mắc tật khúc xạ. Trong đó, theo các điều tra riêng rẽ, nhóm trẻ em từ 6-15 tuổi sống ở thành thị có tỉ lệ mắc tật khúc xạ từ 25-40%, còn ở nông thôn tỉ lệ từ 10-15%.

Ông Hiệp cho biết, tật khúc xạ là một trong 6 nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam hiện nay, ngoài các bệnh lý võng mạc đái tháo đường, đục thủy tinh thể, bệnh golocom, bệnh gây mù ở trẻ em, mù do đau mắt hột.

Để giảm thiểu tình trạng này, ông Hiệp cho rằng, việc nhân rộng mô hình phòng khám mắt cộng đồng, triển khai khám sàng lọc tật khúc xạ học đường để phát hiện sớm tật khúc xạ, tập huấn, khuyến khích sử dụng bảng thị lực Snellen cho tuyến xã đang trở nên rất cần thiết. Ông Hiệp cũng khẳng định, BV Mắt Trung ương sẽ cung cấp bảng thị lực rút gọn và tài liệu hướng dẫn.

CŨng nhân dịp này, BV Mắt – Ngành Mắt TP.HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1978 -2018). Qua 40 năm thành lập, BV Mắt TP.HCM đã từng bước khẳng định vị thế, là một trong những BV chuyên khoa đầu ngành của TP.HCM và khu vực phía Nam.

Theo thống kê, mỗi năm, BV tiếp nhận trên 1.000.000 lượt khám, 125.000 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú. Công suất sử dụng giường bệnh luôn đạt 130-140%. Số phẫu thuật hàng năm luôn vượt chỉ tiêu 200-250%.

Phương Thảo (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Gần 40% trẻ em thành thị mắc bệnh về mắt
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.