[Góc nhìn tuần qua] Loại bỏ suy nghĩ “Ai rồi cũng thành F0”

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|05/03/2022 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Những ngày gần đây, số lượng người nhiễm COVID-19 có chiều hướng gia tăng cao và triệu chứng của người nhiễm COVID-19 nhẹ hơn trước đã khiến nhiều người nảy sinh suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”. Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của tâm lý chủ quan, lơ là, cần phải loại bỏ. Nếu không loại bỏ suy nghĩ, tâm lý chủ quan trên có thể dẫn đến những hệ lụy lớn đối với cá nhân, cũng như hệ thống y tế của mỗi địa phương và cả nước.

XEM VIDEO: [Góc nhìn tuần qua] Loại bỏ suy nghĩ “Ai rồi cũng thành F0”

Thời gian qua, thông tin chia sẻ của các cá nhân nhiễm COVID-19 hay còn gọi là F0, đã xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo. Điều này đã khiến nhiều người cho rằng việc trở thành F0 không còn nghiêm trọng như trước. Có những người khi nhiễm COVID-19 đã có tâm lý “ai rồi cũng F0 cả thôi”; “sớm muộn gì cũng thành F0”; “trước sau cũng đến lượt”. Thậm chí, có người còn cho rằng trở thành F0 rồi khỏi, để yên tâm đi làm, đi du lịch. Chính những điều này đã gây nên tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch ở không ít người dân.

Tâm lý chủ quan “ai cũng thành F0” là rất nguy hiểm, bởi thực tế các bệnh nhân vẫn có nguy cơ trở nặng, khi đó các hệ thống cơ sở y tế sẽ quá tải dẫn đến việc không đảm bảo trong công tác chăm sóc y tế, từ đó tăng nguy cơ chuyển nặng và thậm chí là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Có những trường hợp bệnh nhân nặng khi cơ sở y tế vận hành bình thường sẽ được đáp ứng chăm sóc nhiều hơn nên cơ hội sống của họ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi cơ sở y tế quá tải, khả năng chăm sóc y tế giảm xuống, đồng thời cũng sẽ làm giảm cơ hội sống của họ. Do vậy, ở bất cứ điều kiện nào, chúng ta vẫn phải làm chậm quá trình lây nhiễm, số ca F0 vẫn phải trong tầm kiểm soát để đảm bảo an toàn.

Để người dân loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0” thì cấp ủy, chính quyền các cấp cùng các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức đúng yêu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới, thấy rõ những nguy cơ, hệ lụy nếu bản thân trở thành F0. Đặc biệt, mỗi người dân cần tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của các y, bác sĩ; hạn chế đi lại, tiếp xúc nhiều, tuân thủ nghiêm chỉnh quy định “5K”; cảnh giác trong phòng dịch để bản thân không nhiễm COVID-19. Đó là cách tốt nhất để mỗi người bảo vệ bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Ban Biên tập Moitruong.net.vn

Bài liên quan
  • [Góc nhìn tuần qua] Bài toán chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19
    Moitruong.net.vn – Hiện nay, tình trạng F0 đi khám hậu COVID-19 ngày càng tăng. Các chuyên gia nhận định hậu COVID-19 là vấn đề thực tế của xã hội sau đại dịch. Và tính đến nay, cả nước đã có hơn 2,2 triệu người mắc COVID-19 được chữa khỏi. Mặc dù đa số bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau khi khỏi bệnh, nhưng vẫn còn rất nhiều người bị các di chứng hậu COVID-19 kéo dài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Góc nhìn tuần qua] Loại bỏ suy nghĩ “Ai rồi cũng thành F0”
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.