Hàn Quốc chạy thử tuyến tàu cao tốc thân thiện môi trường

Ngọc Anh|05/01/2021 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – “KTX-Eum” là tàu EMU đầu tiên do Hàn Quốc tự phát triển, gồm các toa tàu tự hành sử dụng điện động lực và vì tàu ứng dụng công nghệ động lực phân tán nên không cần đầu máy riêng, dù xảy ra vấn đề ở một bộ phận nào thì tàu vẫn có thể chạy an toàn.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) ngày 4/1 đã tổ chức lễ chạy thử tuyến tàu hỏa cao tốc carbon thấp, thân thiện môi trường từ thành phố Wonju (tỉnh Gangwon) tới thành phố Jecheon (tỉnh Bắc Chungcheong) mang số hiệu EMU-260.

Tổng thống Moon Jae-in cũng tham dự sự kiện, đặt tên tuyến tàu hỏa này là “KTX-Eum”. Đây là tên gọi được lựa chọn từ cuộc thi đặt tên với 6.041 người dân tham gia.

“KTX-Eum” là tàu hỏa cao tốc ứng dụng công nghệ động lực phân tán đầu tiên do Hàn Quốc phát triển, trong đó thiết bị động lực được phân tán trên toàn bộ các toa tàu, dù xảy ra vấn đề ở một bộ phận nào đó thì tàu vẫn có thể chạy an toàn. Chính phủ cho biết đây là loại tàu hỏa được tối ưu hóa với đặc thù là khoảng cách giữa các nhà ga khá ngắn của Hàn Quốc.

Lượng khí thải carbon dioxide của tàu hỏa này chỉ bằng 15% so với xe ô tô con, 70% so với đầu máy xe lửa chạy bằng diesel; chi phí năng lượng chỉ bằng 64% so với đầu máy xe lửa chạy bằng diesel, 79% tàu cao tốc KTX hiện hành.

Theo Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh), mức phát thải khí CO2 của tàu KTX-Eum tương đương khoảng 15% xe ôtô thông thường và bằng 70% so với tàu kéo sử dụng dầu diesel, chi phí năng lượng chỉ bằng 64% so với đầu máy xe lửa chạy bằng diesel, 79% tàu cao tốc KTX hiện hành.

MOLIT cho biết đây là loại tàu hỏa được tối ưu hóa để phù hợp đặc thù là khoảng cách giữa các nhà ga ở Hàn Quốc là khá ngắn.

Hàn Quốc chạy thử tàu cao tốc thân thiện với môi trường

Trong năm 2022, Tổng Công ty Đường sắt Hàn Quốc (KORAIL) sẽ hoàn thiện một số tuyến khác, hoàn chỉnh mạng lưới tuyến đường sắt chính từ thủ đô Seoul tới thành phố Busan.

Hàn Quốc lên kế hoạch thay thế toàn bộ tàu chở khách sang loại tàu thân thiện với môi trường vào năm 2029. Điều này sẽ cho phép Hàn Quốc cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ 235.000 tấn năm 2019 xuống còn 165.000 tấn năm 2029.

Tuyến đường sắt đôi đoạn Wonju-Jecheon được lắp đặt mạng viễn thông không dây đường sắt thế hệ thứ 4 (LTE-R). Chính phủ Hàn Quốc quyết định đầu tư 14.800 tỷ won (13,7 tỷ USD) cho tới năm 2025 để số hóa các hạ tầng cơ bản quan trọng như đường bộ, đường sắt, sân bay.

Tổng công ty đường sắt Hàn Quốc (KORAIL) cho biết dự án này đã tạo ra hiệu quả sản xuất tương đương 3.173,9 tỷ won (2,93 tỷ USD) và việc làm cho 26.142 lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Trong năm 2022, KORAIL sẽ hoàn tất một số tuyến khác, hoàn chỉnh mạng lưới tuyến đường sắt chính từ thủ đô Seoul tới thành phố Busan ở miền Nam.

Ngọc Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hàn Quốc chạy thử tuyến tàu cao tốc thân thiện môi trường