Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh danh các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ X - năm 2022

Minh Minh|21/11/2022 16:46
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Làng nghề Việt Nam có lịch sử truyền thống lâu đời tồn tại và phát triển theo thăng trầm cùng với lịch sử đất nước. Làng nghề là nơi sản sinh và lưu trữ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, có hàm lượng văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc, hội tụ những tinh hoa văn hóa Việt Nam được bồi đắp theo bề dày lịch sử.

Các làng nghề không chỉ tạo ra sản phẩm cho xã hội, đóng góp vào kinh tế phát triển đất nước mà còn tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần nâng cao đời sống của người dân, nhất là khu vực nông thôn. Các sản phẩm xuất khẩu của làng nghề không chỉ là xuất khẩu hàng hóa mà còn góp phần quảng bá nền văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

hhln.jpg
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được Nhà nước cho phép vinh danh và tôn vinh các nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội đã cùng hội viên cả nước tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” cũng là thiết thực hướng tới kỷ niệm 18 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam 2005 – 2023.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được Nhà nước cho phép vinh danh và tôn vinh các nghệ nhân. Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam là hoạt động định kỳ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2007. Sau 9 lần tổ chức đến nay, Hiệp hội đã vinh danh được 72 Làng nghề tiêu biểu, 835 nghệ nhân Làng nghề Việt Nam, 72 Đơn vị kinh tế Làng nghề tiêu biểu, 95 sản phẩm TCMN Làng nghề tiêu biểu, 52 thợ giỏi Làng nghề Việt Nam, 115 Bảng vàng Gia tộc. 76% Nghệ nhân Làng nghề được Hiệp hội vinh danh Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam được Chủ tịch nước Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân.

Riêng lần Vinh danh các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ X - năm 2022. Hiệp hội đã tiếp nhận hơn 300 hồ sơ gửi về từ các tỉnh thành trong cả nước. Có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Làng nghề gốm Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan, rèn Đa Sỹ, mây tre Phú Vinh, mộc Thiết Ứng, mộc Vân Hà, mộc Sơn Đồng, đồng Đại Bái, đồng Lộng Thượng,Hội đồng xét tặng đã xét tặng cho 01 Làng nghề Văn hóa Du lịch tiêu biểu, 187 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam, 16 Nghệ nhân VHNT ẩm thực làng nghề Việt Nam, 03 Bảo vật tinh hoa làng nghề VIệt Nam, 06 Sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ Tinh hoa làng nghề Việt Nam, 09 Bảng vàng gia tộc nghề Truyền thống Việt Nam, 16 Thợ giỏi Làng nghề Việt Nam. Với con số trên đã nói lên uy tín và chất lượng phong tặng danh hiệu nghệ nhân của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đóng góp số lượng, chất lượng đội ngũ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú của nhà nước phong tặng.

Hội đồng xét tặng các danh hiệu gồm 11 thành viên là các chuyên gia làng nghề, các nhà nghiên cứu khoa học có uy tín đã làm việc rất tâm huyết, trách nhiệm và khoa học để chọn Bên cạnh là ra 237 hồ sơ đáp ứng được các tiêu chí xét tặng và vinh dự nhận bằng vinh danh trong lần này.

Hoạt động tôn vinh Làng nghề và Nghệ nhân của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có tác dụng rất lớn trong việc bảo tồn, xây dựng và phát triển làng nghề, chăm sóc nghệ nhân làng nghề, gìn giữ và phát triển tinh hoa của nghề truyền thống.

Ở danh hiệu cấp Quốc gia, Nhà nước đã phong tặng nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú cho 22 Nghệ nhân Nhân dân, 192 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 15 Nghệ nhân Nhân dân, 135 Nghệ nhân Ưu tú là nghệ nhân làng nghề, hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Lễ phong tặng các Danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ X có ý nghĩa tăng sức cho các làng nghề đi vào những thử thách của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018 - 2023 với chủ đề: “Kết nối cộng đồng làng nghề, Bảo tồn văn hóa, Phát triển Du lịch, Hội nhập quốc tế”.Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh,nguyên chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Muốn giữ nghề thì nhà nước, các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn đến các nghệ nhân, sớm hoàn thiện các quy định về chế độ ưu đãi, công nhận danh hiệu nghệ nhân cho họ. Các nghệ nhân là báu vật của các làng nghề nhưng việc đãi ngộ đối với họ chưa được tương xứng, cụ thể là việc công nhận và phong tặng danh hiệu nghệ nhân chưa được thực hiện tốt. Rất nhiều nghệ nhân tới già, thậm chí đến lúc mất, vẫn chưa được công nhận”.

Với thế mạnh hiểu biết về khoa học kỹ thuật, công nghệ, thế hệ trẻ cần phát huy khả năng sáng tạo trong việc khai thác nguồn tài nguyên “kho báu” và phát triển thành những sản phẩm hiệu quả đóng góp cho nền công nghiệp văn hóa đất nước.

Trong khuôn khổ Chương trình, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức một số hoạt động từ ngày 21/11 – 25/11/2022 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam – Số 2 Hoa Lư, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội.

1. Lễ rước tri ân Tổ nghề giò chả Ước Lễ và Lễ dâng hương tại Nhà thờ Bách nghệ từ đường

Thời gian: 6h30, thứ Ba, ngày 22 tháng 11 năm 2022

nghe-gio-cha.jpg
Nghề làm giò chả ở làng Ước Lễ.

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nghề làm giò chả ở làng Ước Lễ có cách đây gần 500 năm. Theo truyền miệng, thời nhà Mạc (1527-1592) có một cung tần trong triều đình vốn là người làng Ước Lễ về xây cổng làng và dạy cho dân làng nghề giò chả. Từ đó cha truyền con nối, nghề giò chả trở thành nghề truyền thống của làng Ước Lễ.

Sản phẩm truyền thống của làng Ước Lễ là giò lụa và chả quế, cũng là sản phẩm mang lại thương hiệu lâu năm cho làng nghề Ước Lễ, hiện phát triển rất đa dạng, phong phú từ giò lụa, giò bò, giò xào, giò bì, đến chả quế, chả rán, nem chua… có mặt ở khắp các địa phương trên cả nước thông qua các xưởng sản xuất tư nhân nhỏ lẻ cũng như công ty sản xuất có quy mô lớn.

2. Chương trình Vinh danh Nghệ nhân và các danh hiệu Nghệ nhân lần thứ X – năm 2022

vinh-danh.jpg

Thời gian: 8h00, thứ Ba, ngày 22 tháng 11 năm 2022

3. Hội nghị “Hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc”

Thời gian: 13h00, thứ Ba, ngày 22 tháng 11 năm 2022

Với nội dung thực hiện nhiệm vụ tổ chức chương trình tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam bền vững. Nhóm chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững thuộc Danh mục của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021- 2025. Nhằm tạo điều kiện, cơ hội gặp gỡ giữa các nhà phân phối, người tiêu dùng trong các tỉnh có nhu cầu tiêu dùng lớn; qua đó các đơn vị nắm bắt được thông tin về các sản phẩm; thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của địa phương.

hop-tac-lang-nghe.jpg

4. Trưng bày các sản phẩm tinh hoa Làng nghề Việt Nam (Khu nhà A3)

lang-nghe.jpg

Trưng bày sản phẩm 10 ngành nghề tiêu biểu của 24 làng nghề và nghệ nhân làng nghề: Gốm Bát Tràng, Chu Đậu; gỗ sơn son thếp vàng Sơn Đồng, gỗ mỹ nghệ Vân Hà; khảm trai, sơn mài Chuôn Ngọ, Hạ Thái; thêu Quất Động, Thắng Lợi; mây tre đan Phú Vinh, Xuân Lai (Bắc Ninh); đồng mỹ nghệ Đồng Xâm, Đại Bái; điêu khắc đá Thọ An, Thụy Ứng, lụa Vạn Phúc, Nha Xá (Hà Nam); tranh dân gian Đông Hồ; đèn lồng Hội An; nghệ thuật tranh kính của Nghệ nhân làng nghề: Phạm Hồng Vinh.

5. Khu Ẩm thực Bếp làng

khu-am-thuc.jpg

6. Triển lãm ảnh nghệ thuật “Làng nghề Việt Nam - Điểm hẹn bốn phương”

nghe-thuat.jpg

Giới thiệu những làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu của các vùng được tạo dựng từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh danh các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ X - năm 2022