(Moitruong.net.vn) – Khi mổ cá, nhiều người có thói quen đánh vẩy, vứt phần ruột cá đi mà không biết chúng mới là phần thực phẩm có giá trị.
Vẩy cá là lớp vỏ cứng bên ngoài thân cá, chứa nhiều chất như collagen, can xi, phốt pho, lecithin và các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời còn chứa cả chất xơ chitin chỉ có ở vỏ giáp xác. Do collagen thường chuyển hóa thành chất dung giao trong suốt (gelatin) khi ở nhiệt độ 70-90 độ C, nên cách ăn mà chúng ta thường gặp là chế biến thành vẩy cá lạnh.
Cách làm cụ thể như sau: Khi làm cá, giữ lại vẩy cá, rửa sạch. Cho vào nồi đầy nước, thêm chút dấm, đun ở nhiệt độ 70-90 độ C, duy trì lửa nhỏ cho đến khi vẩy cá dần nhừ tan thành thứ canh vừa đặc vừa dính, lúc này có thể tắt lửa, để nguội rồi để trong tủ lạnh cho đông lại. Khi ăn chỉ cần cho thêm gia vị vào vẩy cá lạnh là được.
2. Xương cá
Xương cá chứa nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng. Xương cá sau khi được chế biến cho mềm nhừ, thành phần dinh dưỡng của nó càng dễ hấp thụ. Ngay cả những xương dăm nhỏ khó nhai nát, sau khi vào dạ dày, acid dạ dày sẽ làm cho xương cá nhừ hơn, làm hòa tan nhanh can xi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Với xương to nên ăn cả tủy xương, tủy xương nằm trong xương sống cá.
3. Gan cá
Gan cá là nơi chứa nhiều các chất dinh dưỡng trong mình cá, chẳng hạn như vitamin A, vitamin D, sắt và các nguyên tố vi lượng khác, nhưng ngược lại thì hàm lượng cholessterol và purine trong đó cũng rất cao, không phù hợp với những người bị bệnh gút.
Gan cá và mật cá sát nhau, lưu ý khi làm sạch gan cá, cẩn thận không nên làm vỡ mật cá. Gan cá có chức năng giải độc, rất dễ tích tụ độc tố, chính vì vậy trước khi ăn, cần phải biết chắc chắn rằng cá sống trong môi trường không bị ô nhiễm.
Phương Liên