(Moitruong.net.vn) – Ngày 22-9, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), hội thảo “Nhu cầu và kinh nghiệm đào tạo truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện” đã được khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức.
Sóc Trăng: Đồng loạt ra quân hưởng ứng chiến dịch “làm cho Thế giới sạch hơn”
Bình Thuận chi gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy điện mặt trời
PSG.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu ý kiến tại buổi hội thảo
Hội thảo có sự tham dự của PGS,TS. Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao; PGS,TS Mai Quỳnh Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn, Phó Tổng biên tập phụ trách, Tổng đại diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương – Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế; hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà báo, nhà quản lý báo chí truyền thông, hiện đang làm việc tại các cơ quan báo chí và DN truyền thông, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên sinh viên Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Vinh.
PSG.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PSG.TS Đỗ Thị Thu Hằng – Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, năm 2017, khoa Báo chí được giao nhiệm vụ xây dựng đề án mở ngành đào tạo Truyền thông đại chúng và Truyền thông đa phương tiện. Đợt tuyển sinh tháng 8-2018, Học viện đã tuyển sinh khoá học đầu tiên của hai mã ngành này.
Hội thảo nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; nhận diện xu thế phát triển truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện; phân tích nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện, từ đó định hướng cho việc triển khai chương trình đào tạo hai ngành này tại Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn cho rằng: “Việc đào tạo báo chí truyền thông cần gắn với công việc ở trong các tòa soạn hiện nay. Một mặt, vẫn cần phải đào tạo các kỹ năng sản xuất ra các sản phẩm báo chí truyền thông như tin tức, phóng sự, phóng sự điều tra, bình luận, ý kiến, phỏng vấn và các bài viết về phong cách cuộc sống, phim tài liệu phát thanh truyền hình, phóng sự chuyên đề. Cùng với đó, cần tăng cường các tiết học thực hành, đưa bài thực hành vào thực tiễn và thực chất. Các cơ sở đào tạo báo chí và truyền thông cần tích cực trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế, chuẩn bị điều kiện để triển khai các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, các chương trình chất lượng cao, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực truyền thông chất lượng cao có khả năng tác nghiệp trong môi trường truyền thông quốc tế đang biến đổi, hội nhập toàn cầu”.
Hội thảo cũng nhận được những chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực hai ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan báo chí, các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và các cơ sở đào tạo ngành báo chí truyền thông trong và ngoài nước. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hai ngành này, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực báo chí truyền thông chất lượng cho cả nước.
Quỳnh Dao (T/h)