[Infographic] Vì sao các nhà băng nên ưu tiên đầu tư phòng chống rửa tiền?

Theo Kinh tế & Tiêu dùng|21/08/2019 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tội phạm tài chính đang có nhiều diễn biến ngày càng phức tạp trong vài năm trở lại đây đặt ra các thách thức lớn cho ngành ngân hàng về kiểm soát phòng chống rửa tiền.

Trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những vấn đề thu hút được rất nhiều sự chú ý trong vài năm trở lại đây là hoạt động phòng chống rửa tiền (AML).

Khi tội phạm tài chính có thể giấu thành công nguồn gốc những đồng tiền “bẩn” của mình, cả các nhà băng và xã hội đều chịu thiệt hại. Vậy tại sao AML lại đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết?

Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Rửa tiền bao gồm ba giai đoạn: (1) Sắp xếp: tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền;

(2) Phân tán: các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại… nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản;

(3) Qui tụ: các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Bài liên quan
  • [Infographic] Chặn trốn thuế trên mạng xã hội
    Moitruong.net.vn – Một số điều luật mới trong Luật Quản lý thuế sửa đổi vừa được Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 sẽ hỗ trợ rất lớn trong quản lý thuế đối với cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube…, góp phần ngăn chặn trốn thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Infographic] Vì sao các nhà băng nên ưu tiên đầu tư phòng chống rửa tiền?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.