Xu hướng chuyển đổi xanh trong kinh tế biển khu vực Bắc Trung Bộ
Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh là xu thế tất yếu và chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước. Để hiện thực hóa, cần đột phá về thể chế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và hạ tầng biển, trên nền tảng phát huy giá trị văn hóa biển Việt Nam.
.png)
Tổng quan về xu hướng chuyển đổi xanh trong kinh tế biển

Thế giới xem thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương với cách tiếp cận mới, trong đó nhấn mạnh yếu tố phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng thời thích ứng tốt hơn với tình trạng biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Các quốc gia đi tiên phong trên thế giới đã đưa ra những chương trình phát triển kinh tế xanh (Green economy) nói chung và kinh tế biển xanh (Blue economy) nói riêng.
Khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế biển xanh trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ. Từ năm 2021, Trung Quốc đã đưa cảng container không carbon đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động tại Cảng biển Thiên Tân. Không sử dụng năng lượng hóa thạch, cảng biển này có một "bộ não thông minh," dựa trên công nghệ AI[1]. Sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế biển xanh trên thế giới cũng đem lại cơ hội tốt cho tất cả quốc gia có biển thông qua các kênh chuyển giao công nghệ và FDI.
Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018), trong đó khẳng định: “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Thực trạng và tiềm năng chuyển đổi xanh kinh tế biển khu vực Bắc Trung Bộ
Bắc Trung bộ là khu vực có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, nối với đường hàng hải quốc tế, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế mở.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2050 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển.
Hoạt động kinh tế biển khu vực Bắc Trung Bộ








Những thách thức đối với phát triển kinh tế biển xanh




Chính sách và cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế biển bền vững
Phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Để thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển, có một số khuyến nghị, đề xuất:







Việt Nam tham gia Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý chất thải chất thải nhựa tại Việt Nam. Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa tại Việt Nam (NPAP Việt Nam), đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa đại dương. Tại Hội nghị thượng đỉnh Khí hậu trong khuôn khổ COP26 tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố Việt Nam cam kết đạt Net Zero năm 2050.
Các giải pháp thúc đẩy kinh tế biển xanh bao gồm phát triển, thúc đẩy công nghiệp và kinh doanh bền vững, bảo vệ - khôi phục môi trường, quản lý tài nguyên biển thông minh, phát triển du lịch bền vững, hợp tác quốc tế - khu vực, cùng với
hoạt động tăng cường giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức. Áp dụng các cơ chế
chính sách và các giải pháp này sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển
kinh tế biển xanh bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (2018), Nghị quyết 36-NQ/TW về Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
2. Bộ Chính trị (2024), Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Báo cáo hiện trạng môi trường biển ven bờ khu vực miền Trung;
4. Nghị quyết số 139/2024/QH15 Quốc hội khóa XV ngày 28/6/2024 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
5. Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
6. Nghị quyết số 37/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
7. NXB Thanh Niên (2022), Kinh tế biển xanh Việt Nam “Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”;
8. Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2050;
9. Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 07/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030.