“Calanque là tên được đặt cho những lạch biển hẹp nằm giữa những vách đá sa thạch dốc đứng trên biển Provençal, nằm giữa Marseille và Cassis” – Tác giả David Ross chú thích bức ảnh chụp Công viên Quốc gia Calanques ở bờ biển miền Nam nước Pháp.
Cát trên bãi biển ở hai phía của đảo đá Padar có màu khác nhau: trắng và đen, tương ứng với màu của trầm tích và núi lửa. Ngày nay không còn Rồng Komodo sinh sống ở đây, nhưng sự sống đại dương phong phú vẫn bao quanh” – Tác giả Ross chú thích về bức ảnh chụp đảo Padar ở Komodo, Indonesia.
Cao 214m ở bờ biển phía Tây Nam Ireland, vách đá nhiều lớp (đá sa thạch, đá bột kết và đá phiến) này là kết quả lắng đọng của một hệ thống sông rộng lớn cách đây hơn 300 triệu năm. Vệt lượn sóng cho thấy lớp vụn (đá không quặng) nằm ngay dưới bề mặt.” – Tác giả Ross viết về Vách đá Moher ở County Clare, Ireland.
“Như một lời nhắc nhở nghiêm túc về sự mong manh của cảnh quan ven biển, vòm sa thạch đỏ khổng lồ trên nền đá granite từng là điểm hấp dẫn du khách nổi tiếng ở Legzira đã bất ngờ đổ sụp xuống vào tháng 9 năm 2016, chia cắt bãi biển thành 2 nửa” – Tác giả Ross viết về bãi biển Legzira ở Maroc.
Vách đá cao 50m này ở La Portada, Antofagasta, Chile được tạo thành bởi những lớp sa thạch hình thành từ kỷ Miocene và Pliocene, trên nền những khối đá sẫm màu từ kỷ Jura và trên bề mặt phủ một lớp vỏ hóa thạch dày từ đáy biển sâu. Với lượng mưa tối thiểu, đây là một trong những nơi khô hạn nhất trên Trái đất.
“Nằm ở vị trí chiến lược trên eo biển Hormuz, là lối ra vào vịnh Ba Tư, bán đảo Musandam của Oman nằm tách biệt với phần còn lại của đất nước bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Trông như khung cảnh băng hà, nhưng thực ra, những ngọn núi này hình thành bởi hoạt động kiến tạo địa chất”.
Cái tên Hualien dùng để chỉ vùng nước xoáy ở dưới chân những sườn núi to lớn tạo nên khu vực trung tâm của đường bờ biển phía Đông Đài Loan. Những sườn núi này tiếp tục đi sâu xuống đáy biển, tới tận độ sâu 4.000m.
Đánh dấu điểm cuối phía Đông của Madeira (Bồ Đào Nha), mũi Ponta de São Lourenço khép lại bán đảo đá núi lửa hẹp với những vách đá dựng đứng ở hai bên. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển cũng như những giống Hải cẩu hiếm nhất trên thế giới.
Những kiểu đá đa dạng trên đảo cho thấy sự vận động của các mảng kiến tạo Trái đất và lịch sử địa chất nói chung. Từ cát và bùn dưới đáy đại dương, chúng đông cứng lại, rơi sâu vào trong vỏ Trái đất, bị đẩy lên trên, xô lên phía Bắc, vùi dưới băng và lại lộ ra”- Tác giả viết về Công viên Arcadia trên Đảo Sa mạc Núi ở Maine, Mỹ.
Vagar là đảo lớn thứ ba ở Quần đảo Faroe và thác nước ở phía Tây là thắng cảnh nổi tiếng nhất đảo, đổ xuống biển từ độ cao 60m. Khi có gió mạnh, nước bị thổi ngược lên khiến cho nơi đây trông như bị đảo lộn lực hút của Trái đất
“Dung nham cứng lại từ thời kỳ núi lửa khoảng hai triệu năm trước tạo thành một đỉnh nhọn nghiêng đặc biệt. Dưới biển, những chú chim cánh cụt Galápagos và du khách đều thích ngụp lặn”- Tác giả Ross viết về Pinnacle Rock trên đảo Bartolomé ở Quần đảo Galápagos của Ecuador.
“Những tia chớp thường xuất hiện ở ngoài rìa của những cơn bão nhiệt đới”, tác giả Ross miêu tả bức ảnh chụp bờ biển Florida, Mỹ.
“Trên bờ phía Đông của Biển Nhật Bản, hai hòn đá này trên bán đảo Noto, Ishikawa được coi là hai hòn đá thiêng của Thần đạo với nhiều truyền thuyết sinh ra từ đây. Sợi dây nối hai ngôi đền nhỏ trên đỉnh hai tảng đá, được gọi là Shimenawa, cho biết đó là một nơi linh thiêng.
Ở vùng xa xôi tít Đông Bắc nước Nga, Kamchatka có cảnh quan hoang sơ và gồ ghề với nhiều hoạt động núi lửa, khiến nơi đây trở thành một vùng đất của băng và lửa vào mùa Đông.
“Ở mũi phía Nam của Corsica, tòa thành cũ và nhiều ngôi nhà ở Bonifacio dường như đang ngày càng gần hơn với mép đá. Những vách đá cho thấy chúng đã bị biển ăn mòn như thế nào trong những thế kỷ qua. Các vách đá được hình thành từ các lớp sa thạch, trải dài trên đáy biển cổ đại.
Với nhiều tảng núi đá vôi chia cắt khỏi bãi chính, bãi biển Rai Leh ở Krabi, Thái Lan chỉ có thể đến bằng thuyền. Rai Leh là một bán đảo nhô ra biển Andaman, với 4 bãi biển bị chia cắt bởi những núi đá vôi, và thắng cảnh trong ảnh là nơi được ghé thăm nhiều nhất.
Rừng rậm nằm ngay sát rìa Thái Bình Dương ở Costa Rica và thậm chí còn tiến hẳn ra biển, với những cái cây chiến đấu để sinh tồn trên một tảng đá bị xói mòn trước thủy triều đầy sóng gió.
“Cao 1.692m so với mặt biển, ngọn núi Rahotu ở Maori, có hơn một dặm là núi đá trơ trụi dốc ngược lên trời. Lần đầu tiên con người chinh phục ngọn núi này là vào năm 1911, bây giờ nó có sáu tuyến đường chính dẫn lên đỉnh”- Tác giả Ross viết về Đỉnh Mitre ở Milford Sound, New Zealand.
Bamburgh là nơi chứa đựng phần lớn lịch sử nước Anh xa xưa. Là Kinh đô của Bernicia – Vương quốc đầu tiên của những người Anglo-Saxon di cư đến Anh. Một pháo đài được người Norman xây tại đây vào năm 1086 để chống lại người Scottland.
“Chỉ có thể nhìn thấy từ trên cao, hiện tượng này trông giống như thác nước đổ xuống trong lòng biển. Trên thực tế, đó là cát bị cuốn trôi ra khỏi thềm bờ biển và rơi xuống sâu dưới đáy Ấn Độ Dương” – Tác giả Ross chú thích về bức ảnh chụp bán đảo Le Morne ở Mauritius.
Theo VOV