Khảo sát tình hình thực hiện Dự án bảo vệ đê biển Sóc Trăng

Yến Anh (T/h)|14/03/2018 07:19
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sáng ngày 13/3, đoàn khảo sát tỉnh Sóc Trăng có buổi khảo sát tình hình sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

>>>Ninh Thuận ký kết phối hợp giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

>>>Trồng 20 cây xanh hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”

>>>Cần giữ gìn môi trường từ thói quen hằng ngày

Đoàn khảo sát tỉnh Sóc Trăng trong buổi khảo sát thực tế 

Đoàn đã đi khảo sát thực tế tình hình thực hiện Dự án chống xói lở, gây bồi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển xã Vĩnh Hải (TX. Vĩnh Châu – Sóc Trăng). Theo báo cáo của Ban Quản lý Các dự án lâm nghiệp tỉnh, dự án có tổng mức đầu tư được phê duyệt trên 62 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020, địa điểm tại các xã: Vĩnh Hải, Lạc Hòa (TX. Vĩnh Châu).

Quy mô dự án được phê duyệt là trồng mới và chăm sóc trên 163 ha rừng, xây dựng tường mềm giảm sóng và giảm dòng chảy ven bờ 5.793m. Đến nay, dự án đã hoàn thành phần lớn khối lượng theo quyết định phê duyệt. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như ý thức bảo vệ rừng của bà con vùng dự án, việc triển khai thực hiện dự án đạt được nhiều kết quả khả quan.

Qua buổi khảo sát nhằm nắm thông tin thực tế về tình hình sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại địa phương nhằm phục vụ công tác giám sát và thẩm tra văn bản của Ban Kinh tế – Ngân sách trình tại các kỳ họp của HĐND tỉnh.

Sạt lở ở đê biển xã Vĩnh Hải

Đai cây ven biển có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê biển và bờ biển. Sự tồn tại của đai rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa không chỉ về vấn đề môi trường mà còn cả về vấn đề kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai như hạn chế cát bay, cát nhảy, xói lở, tăng bồi tụ đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió bão, sóng thần và nước biển dâng.

Tuy nhiên, do việc mở rộng nuôi trồng thủy sản và một số nguyên nhân khác nên nguy cơ mất dải rừng phòng hộ ven biển là rất lớn. Vì thế việc trồng cây, phục hồi, phát triển đai cây chắn sóng, chắn cát bảo vệ đê biển là góp phần hoàn thiện hệ thống đê biển nhằm phòng tránh thiên tai từ biển gây ra, làm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển, giữ vững an ninh quốc phòng càng trở thành vấn đề bức thiết.

Yến Anh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khảo sát tình hình thực hiện Dự án bảo vệ đê biển Sóc Trăng