Xu thế của thế giới hiện nay là dùng các nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời hay điện gió thay thế cho nhiệt điện vốn có tác động xấu đến môi trường cũng như giảm tải cho thủy điện.
Ảnh minh họa
Ninh Thuận một vùng đất sỏi đá, nhiều nắng nhiều giơ, được tạo điều kiện trở thành một cục pin của nước ta dưới dạng khác: năng lượng tái tạo. Nắng và gió vốn là thứ khiến mảnh đất Ninh Thuận khắc nghiệt trở thành lợi thế trong việc tạo năng lượng điện gió và điện mặt trời.
Trong vùng diện tích vùng lõi gần 264ha trong khu vực quy hoạch điện gió, điện mặt trời rộng 900ha của Trungnam Group tại tỉnh Ninh Thuận đã được thiết kế 700.000 tấm pin mặt trời với công suất dự kiến 204MW. Dự kiến khi hoàn thành việc lắp đặt vào giữa năm nay thì đây sẽ là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam.
Cũng trong khu vực này, Trungnam Group lắp 45 cột điện gió với 3 giai đoạn khác nhau. Các cột điện gió cao cả trăm mét, tương đương với tòa nhà 30-40 tầng với mỗi cánh quạt gió dài trên 50 mét đang sau khi lắp đặt hết sẽ có công suất dự kiến 90-100MW. Khảo sát ở khu vực này cho con số mỗi năm có 2.900 giờ nắng có thể phát được điện mặt trời và 2.800 giờ phát điện gió nên rất thích hợp để vừa đặt pin mặt trời, vừa đặt các cột gió.
Công trình quy mô 151,95 MW, được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (39,95 MW) gồm 17 tuabin gió, công suất mỗi tuabin 2,35 MW. Giai đoạn 2 (64 MW) gồm 16 tuabin gió, công suất mỗi tuabin 4 MW. Giai đoạn 3 (48 MW) gồm 12 tuabin gió, công suất mỗi tuabin 4 MW.
Bên cạnh là các công trình phụ trợ cho dự án: Các trục đường nội bộ phục vụ công tác thi công, vận hành; mạng lưới điện 22kV nội bộ; trạm nâng áp 22/1110 kV, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống SCADA.
Tới 7.7.2018 dự án nhà máy điện mặt trời cũng được khởi công xây dựng. Dự án có tổng công suất 204 MW, được xây dựng trên diện tích gần 300ha của dự án điện gió Trung Nam.
Các tấm pin của dự án được thiết kế gắn trên hệ giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay độc lập và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời theo thời gian trong ngày, hoặc xoay tránh bị khuất bóng của các cột điện gió để tăng hiệu suất khai thác thêm từ 15-20%.
Khi vận hành, sẽ có khoảng 200 công nhân tham gia vận hành, công việc lớn nhất đó là vệ sinh tấm pin mặt trời hàng ngày.
Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo tốn kém nhưng là cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho nhiệt điện, thủy điện vốn đang quá tải trong lúc nhu cầu về điện ngày càng tăng cao. Do vậy, cần có thêm các dự án điện mặt trời, điện gió tại các địa phương có điều kiện thuận lợi để sớm đạt mốc 8.000MW từ năng lượng tái tạo được quy hoạch trong cơ cấu điện vào năm 2030.
Khi đưa vào hoạt động, mỗi năm điện măt trời bán 71 triệu USD và điện gió là 36triệu USD. Dự kiến 10 năm sẽ thu hồi đủ vốn bỏ ra.
Sản xuất điện từ năng lượng tái tạo tốn kém nhưng là cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho nhiệt điện, thủy điện vốn đang quá tải trong lúc nhu cầu về điện ngày càng tăng cao. Do vậy, cần có thêm các dự án điện mặt trời, điện gió tại các địa phương có điều kiện thuận lợi để sớm đạt mốc 8.000MW từ năng lượng tái tạo được quy hoạch trong cơ cấu điện vào năm 2030.
An Nhiên (T/h)