Khủng hoảng thịt lợn vì dịch tả châu Phi, dân Trung Quốc chuyển sang ăn “thịt giả”

Lê An (t/h)|04/10/2019 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nhu cầu tiêu thụ “thịt giả” tại Trung Quốc đang tăng nhanh trong bối cảnh đất nước tỷ dân vẫn chưa tìm được giải pháp thực sự cho cuộc khủng hoảng thịt lợn vì dịch tả lợn châu Phi.

Người Trung Quốc thích thịt lợn và quốc gia này cũng là một trong những nước tiêu thụ thịt lợn cao nhất thế giới. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại Trung Quốc đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nguồn cung nghiêm trọng ở nền kinh tế 1,4 tỷ dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhà chức trách Trung Quốc đã tiêu hủy ít nhất 1,17 triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan.

Hãng nghiên cứu Fitch Solutions cho biết do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt, Trung Quốc buộc phải bù đắp bằng nguồn hàng nhập khẩu.

Theo Trung tâm thông tin của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, vào giữa tháng 9, giá thịt heo đã tăng 94,1% so với cùng kỳ năm.

Trung Quốc đang rơi vào cuộc khủng hoảng “cơn khát” thịt lợn trầm trọng.

Ngoài ra, thịt lợn khan hiếm khiến người dân bắt đầu tìm kiếm các loại thực phẩm mới thay thế. “Thịt giả” từ đó lên ngôi, kéo theo ngành công nghiệp thịt có nguồn gốc từ thực vật “ăn nên làm ra” trong thời điểm này.

“Thịt giả” thực chất là các món chay được làm từ đậu phụ, lúa mì nên nó còn giúp cải thiện sức khỏe, ô nhiễm môi trường cũng như giải quyết vấn đề đạo đức khi giết mổ động vật.

Dù vậy, nhà phân tích Powell cho rằng tiêu thụ thịt giả khó có thể trở thành một xu hướng thực sự phổ biến ở Trung Quốc.

Một phần nguyên nhân là thịt lợn đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Trung Quốc. Theo OECD, thị trường Trung Quốc năm 2018 chiếm khoảng 46% tổng lượng thịt lợn được tiêu thụ trên toàn thế giới.

Lê An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khủng hoảng thịt lợn vì dịch tả châu Phi, dân Trung Quốc chuyển sang ăn “thịt giả”