Kiên Giang: Huyện Hòn Đất tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Trương Anh Sáng|04/09/2018 04:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hà Nội: Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra

(Moitruong.net.vn) – Việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài, săn bắt phục vụ thị hiếu của một bộ phận người tiêu dùng đang là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều động vật trong Sách Đỏ Việt Nam đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.

Sếu đầu đỏ – Động vật hoang dã cần được bảo vệ

Trước thực trạng đó, thực hiện Công văn số 1005/UBND-KTCN, ngày 01/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.

Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tích cực chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đến các cơ quan, đơn vị, trường học; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn huyện nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và không tiêu thụ các động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loại Rùa biển nói riêng.

Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp tốt với các ngành chức năng của tỉnh, huyện (Công an, Hạt Kiểm lâm, Đội Quản lý thị trường số 12) và UBND các xã, thị trấn trong công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, quảng cáo, kinh doanh sử dụng động vật hoang dã, tiêu thụ Rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận của Rùa biển không có nguồn gốc hợp pháp, kiên quyết xử lý, tịch thu khi phát hiện.

Phối hợp tổ chức tiêu huỷ các cá thể chết, sản phẩm, bộ phận của động vật hoang dã và Rùa biển; tổ chức sơ cứu tại chỗ hoặc chuyển giao động vật hoang dã và các cá thể Rùa biển còn sống tới Trung tâm cứu hộ nhằm phục hồi và tái thả về tự nhiên.

Không được bán phát mãi động vật hoang dã, các cá thể Rùa biển; các sản phẩm hoặc dẫn xuất từ động vật hoang dã dưới bất kỳ hình thức nào. Kiểm tra, rà soát các trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn, thống kê số lượng, nguồn gốc động vật hoang dã tại các trại nuôi, xử lý các vi phạm về động vật hoang dã không có xuất xứ, nguồn gốc nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm dụng khai thác, vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã trái quy định của pháp luật.

Phối hợp theo dõi, giám sát và báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động về bảo vệ Rùa biển; đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức bảo tồn tham gia công tác bảo vệ Rùa biển tại địa phương.

Phòng Tài chính – Kế hoạch kiểm tra, rà soát việc cấp giấy phép kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn huyện; kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh đối với cảc trường hợp kinh doanh động vật hoang dã và các sản phẩm, dẫn xuất từ động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp.

Không cấp giấy phép kinh doanh động vật hoang dã cho các tổ chức, cá nhân khi xét thấy không đảm bảo các điều kiện về nguồn gốc động vật, chuồng trại nuôi nhốt, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác liên quan theo quy định của pháp luật.

Phòng Văn hoá và Thông tin theo dõi, chỉ đạo không tổ chức đưa khách đến tham quan các điểm khai thác, mua, bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép hoặc vào các khu bảo tồn rừng để quan sát, thu thập mẫu vật các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm khi chưa được cơ quan quản lý khu bảo tôn cho phép và kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho người và động vật hoang dã; không cấp giấy phép hoặc chấp thuận việc tổ chức biểu diễn động vật hoang dã ở địa phương, ngoài trừ các Đoàn xiếc trong và ngoài nước được phép hoạt động theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Đội Quản lý thị trường số 12 phối hợp tốt với các ngành chức năng của tỉnh, huyện tổ chức kiểm tra tại các chợ, nhà hàng, quán ăn hoặc các tụ điểm kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã theo hướng dẫn của Sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các quán ăn, nhà hàng, các chợ, điểm kinh doanh, khu dân cư, hộ gia đình có mua, bán, nuôi nhốt, sử dụng động vật hoang dã, tàng trữ Rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận của Rùa biển theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp xuất nhập khẩu, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, cá thể Rùa biển, trứng và các sản phẩm, bộ phận của Rùa biển.

Đẩy mạnh tuyên tuyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, đặc biệt là Rùa biển; đồng thời, phản ánh những hoạt động tích cực, điển hình về bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã và Rùa biên của các tổ chức, cá nhân để nhân rộng; lên án những hành vi vi phạm, những việc làm sai trái liên quan đến động vật hoang dã, Rùa biển.

Trương Anh Sáng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Huyện Hòn Đất tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã