(Moitruong.net.vn) – Từ đầu tháng 8/2018 đến nay, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Châu Đốc tăng 0,9m từ 2,53m đến 3,43m , cao hơn cùng kỳ 0,77m, cường suất tăng bình quân 3cm/ngày. Tại Kiện Giang, mực nước nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Tây sông Hậu hầu như ít biến đổi vào đầu tháng, bình quân từ 1,01 5cm/ngày. Đến ngày 26/8/2018, mực nước cao nhất tại Ba Thê là 1,1 lm, cao hơn so với cùng kỳ là 0,25m; Tân Hiệp là 0,89m, cao hơn so với cùng kỳ là 0,12m; Giồng Riềng là 0,66m, cao hơn so với cùng kỳ là 0,06m.
Siêu bão Mangkhut mạnh tương đương siêu bão Haiyan, ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Bắc Bộ
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, vụ Hè Thu 2018 đã thu hoạch 131.326 ha/304.629 ha, đạt 46,90% so với diện tích gieo sạ; trong đó, Giang Thành 15.025 ha, Kiên Lương 500ha, Hòn Đất 8 700 ha, Rạch Giá 3.200 ha, Tân Hiệp 36.655 ha, Châu Thành 13.335 ha, Giồng Riềng 45.504 ha, Gò Quao 5.302 ha, U Minh Thượng 3.670 ha; diện tích còn lại dự kiến thu hoạch trong tháng 10/2018. Vụ Thu Đông 2018 đã gieo sạ 74.012 ha/80.000 ha, đạt 92,54% so với kế hoạch; trong đó, Hòn Đất 3.200 ha, Rạch Giá 830 ha, Châu Thành 7.510 ha Tân Hiệp 30.658 ha, Gồng Riềng 30.679, Gò Quao 1.135 ha; các diện tích trên đều nằm trong đê bao, dự kiến thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 11/2018.
Theo báo cáo nhanh của các huyện thì Giang Thành lũ sớm đã gây ngập úng vụ lúa Hè Thu với tổng diên tích là 312,7 ha ở xã Vĩnh Phú và Phú Lợi, trong đó, diện tích bị thiệt hại tư 30-70% là 54,7 ha (Vĩnh Phú); diện tích bị thiệt hại trên 70% là 258 ha (Vĩnh Phú 243 ha, Phú Lợi 15 ha), các diện tích này đều không có đê bao, bờ bao bảo vệ. Huyện đã chỉ đạo và huy động các lực lượng trên địa bàn giúp dân thu hoạch để hạn chế thất thoát. Huyện Kiên Lương diện tích có khả năng bị thiệt hại khoảng 5.500ha lúa đang ở giai dọn đòng-trổ: xã Kiên Bình 4.000ha, xã Hòa Điền 1.500ha. Huyện Hòn Đất diện tích có khả năng bị thiệt hại ở phía bắc Quộc 80 là 12.431 ha do không có hệ thống bờ bao. Huyện Tân Hiệp diện tích đê bao còn thấp có nguy cơ ngập lũ là 7.392ha, diện tích không có đê bao là 4.136ha (lúa Thu Đông). Tổng cộng có 19.831 ha lúa Hè Thu và 11.528 ha Thu Đông có khả năng bị thiệt hại do hệ thống bờ bao không đảm bảo.
Trước một số thiệt thiệt hại do lũ gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị cho mở tất cả các cống trên tuyến đê biển, hệ thống cống ven sông Cái Bé, hệ thống đê bao Ô Môn – Xà No, đê bao vùng đệm U Minh Thượng nên đã kịp thời tiêu úng do mưa lớn trên diện rộng và tham gia thoát lũ. Hoàn thành việc duy tu, sửa chữa và đưa vào sử dụng 31 cống trong hệ thông đê bao Ô Môn – Xà No trên địa bàn huyện Giồng Riềng, 07 cống thoát lũ ven biển Tây và nạo vét 02 luồng kênh hạ lưu trên địa bàn huyện Hòn Đất. Các địa phương trong vùng lũ chủ động kiểm tra, rà soát hệ thống đê bao, bờ bao khu vực có nguy cơ bị ngập lũ.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi thường xuyên chỉ đạo đôn đốc các địa phương triển khai tốt việc rà soát, kiêm tra hệ thông đê bao, bờ bao, khoanh vùng cụ thể các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của lũ nội đồng, đồng thời, đánh giá khả năng chống lũ của từng tuyến bờ bao, các đoạn đê bao thấp, yếu có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ, sạt lở trong mùa mưa để kịp thời khắc phục, bảo vệ sản xuất. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin về tình hình lũ, chỉ đạo từ các cơ quan chuyên môn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động triên khai thực hiện các giải pháp phòng, chống, đê phòng thiệt hại do lũ gây ra.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, đến ngày 12-14/9/2018, mực nước cao nhất trên sông Hậu tại Châu Đốc đạt mức 4,00m (đỉnh lũ năm 2017 là 3,07m), đạt mức báo động 3 và cao hơn cùng kỳ năm 2017 là 0,93m; tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 2, báo động 3. Hiện nay, lượng lũ từ Campuchia đổ về kênh Vĩnh Tế rất lớn, sáng ngày 27/8/2018, mực nước thượng nguồn đập Tha La, Trà Sư (Tịnh Biên-An Giang) là 3,9m, hạ lưu là 2,2m, nước lũ đã tràn qua đập.
Dự báo mức nước lũ còn tiếp tục lên sẽ bước vào đợt triều cường khá cao, mực nước đầu nguồn tại Châu Đốc có khả năng lên nhanh, có khả năng đạt mức 3,8-4,0m. Kết hợp 02 yếu tố lũ đầu nguồn sông Hậu đổ về và việc mở đập Tha La, Trà Sư, dự báo mực nước nội đồng tỉnh Kiên Giang đến cuối tháng 9/2018 tại khu vực Hòn Đất mực nước tiếp tục tăng thêm 0,5-0,6m; khu vực Giang Thành, Kiên Lương tăng 0,3-0,4m, khu vực Tây sông Hậu tại Tân Hiệp tăng khoảng 0,2-0,3m. Với dự báo này, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao gây thiệt hại cho một số diện tích lúa vụ Hè Thu, Thu Đông 2018 ở các khu vực có đê bao, bờ bao chưa đảm bảo như Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đât, Tân Hiệp.
Để chủ động bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đề phòng thiệt hại do lũ gây ra trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu câu các đơn vị 1 trực thuộc và các địa phương phối hợp các cơ quan khí tượng thủy văn theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến lũ, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biêt đê chủ động trong sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa các công trình thủy lợi trong vùng Tứ giác Long Xuyên, đảm bảo vận hành tốt hệ thống thoát lũ ra biên Tây.
Thường xuyên kiêm tra tình hình sản xuất, trồng trọt ở các địa phương vùng ảnh hưởng lũ và tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại, giảm năng suất do mưa lu báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT. Thu hoạch sớm các diện tích lúa Hè Thu bị đe dọa nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi có lũ lớn xảy ra. Chuẩn bị thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm trước, trong và sau mùa lũ. Các xã thực hiện khẩn trương, quyết liệt các giải pháp ứng phó với lũ, nhất là công tác tôn cao bờ bao bảo vệ lúa Hè Thu, Thu Đông theo tinh thần Công văn số 1131/UBND-KTCN ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang để đề phòng thiệt hại do lũ gây ra
Trương Anh Sáng