Thời gian qua, người dân xã Đắk Psi (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) bức xúc vì việc thi công Thủy điện Đắk Psi (do Công ty CP Thủy điện Đức Nhân Đắk Psi làm chủ đầu tư) đã làm tỉnh lộ 677, đoạn từ thôn 7 đi thôn 9 (xã Đắk Pxi) bị hư hỏng nặng.
Theo tìm hiểu, từ năm 2018 đến nay, Sở GTVT Kon Tum và UBND huyện Đắk Hà đã có nhiều văn bản, thậm chí làm việc trực tiếp, yêu cầu Công ty Đức Nhân sửa chữa đoạn đường hư hỏng do thi công thủy điện gây ra. Nhưng công ty này lần nữa lùi thời hạn sửa chữa với nguyên nhân do… trời mưa. Ông Phan Mười, Phó Giám đốc Sở GTVT Kon Tum, cho biết, vào ngày 12-7, sở đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện và chủ đầu tư thủy điện. Chủ đầu tư tiếp tục xin hẹn đến giữa tháng 9-2019. Tại cuộc họp, lãnh đạo huyện “chốt”, nếu nhà đầu tư không phối hợp, chính quyền địa phương sẽ cùng với sở ngành liên quan đề nghị tỉnh kiến nghị Trung ương ngừng huy động công suất của nhà máy.
Năm 2009, dự án thủy điện Pleikrông (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) bắt đầu khởi công xây dựng. Do đó, hàng trăm hộ dân nằm trong diện tích xây dựng dự án thuộc thị trấn Đăk Hà và xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà) buộc phải di dời. Cụ thể, khi đó 126 hộ dân thuộc 2 khu vực trên phải di dời lên khu tái định cư mới thuộc làng Tua Tem (xã Đăk Long, huyện Đăk Hà). Năm 2010, 52 hộ dân đầu tiên đã được chính quyền đưa về nơi ở mới. Tại đây, mỗi hộ dân được cấp khoảng 1ha đất ở và đất sản xuất. Cuộc sống của hơn 50 hộ dân dần đi vào ổn định.
Dự án Thủy điện Đắk Mil 1 (xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, do Công ty CP Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư) cũng khiến dân khổ sở. Bà Y Minh, Chủ tịch UBND xã Đắk Choong, cho biết Thủy điện Đắk Mil 1 bắt đầu thi công từ năm 2010 đến năm 2013 thì dừng. Lúc dừng hoạt động, thủy điện chỉ mới xây dựng được nhà điều hành và con đường đất. Có 2 thôn của xã bị ảnh hưởng bởi việc thi công thủy điện là thôn Bê Rê và Kon Năng; trong đó, thôn Kon Năng có 32 hộ bị ảnh hưởng đã được công ty đền bù, còn hạng mục xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân này thì chưa được thực hiện.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glei, việc thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kon Năng triển khai rất chậm, nhiều nội dung không thực hiện dứt điểm. Mặc dù UBND huyện và đơn vị chuyên môn đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng chưa nhận được sự phối hợp của công ty. Trong khi đó, một lãnh đạo Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đắk Glei cho biết, từ năm 2017 đến nay, phòng đã rất nhiều lần mời chủ đầu tư thủy điện lên làm công tác quy hoạch, nhưng đại diện công ty không đến.
Khu vực tái định cư đất bị sạt lở, sụt lún khiến người dân hoang mang, lo sợ. Ảnh Thanh niên
Khi thấy nhiều hộ gia đình trên đã ổn định cuộc sống để phát triển kinh tế thì những hộ còn lại vô cùng háo hức, mong muốn sớm được di dời. Đến năm 2011, 74 hộ dân khác tiếp tục được chính quyền bố trí nhà và đất sản xuất tại nơi tái định cư. Tuy nhiên, khác với những hộ dân đi trước, hơn 70 hộ dân sau này vẫn lao đao, một phần vì nhà ở chưa hoàn thiện, nước sinh hoạt thiếu vào mùa khô, còn mùa mưa thì đất đai sạt lở, sụt lún nghiêm trọng.
Việc thủy điện chậm triển khai xây dựng khu tái định cư khiến người dân không thể ổn định cuộc sống. Hiện 32 hộ dân đang phải sống trong các căn nhà tạm bị xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà của chị Y Cơm (thôn Kon Năng) là nơi sinh sống của 4 thành viên, đã xập xệ, cột nhà bị mối mọt, tôn cong vênh. Chị Y Cơm bức xúc: “Nhà mình nằm trong khu vực di dời nên bây giờ nếu sửa thì sau này di dời sẽ mất công, tốn tiền”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Định Trọng- Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Hà cho hay, mỗi hộ dân chuyển về khu tái định cư sẽ được hỗ trợ 32 triệu đồng xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, vào mùa khô vừa rồi do khu tái định cư bị hạn hán, thiếu nước sản xuất nên đã trích ngân sách 200 triệu đồng cho người dân vay để mua máy móc, ống tưới. Sau đó, Ban quản lý dự án đã lấy số tiền hỗ trợ người dân xây nhà bù lại tiền ngân sách. Do đó, mỗi hộ dân chỉ nhận lại 27 triệu đồng.
Cũng theo ông Trọng, vừa qua trên địa bàn xuất hiện mưa lớn kéo dài nên đất đai tại khu tái định cư bị sạt lở, sụt lún. Hiện đơn vị đang tiến hành khắc phục gia cố lại những phần đất bị sạt lở. “Bên cạnh đó, việc người dân phản ánh thiếu nước sản xuất thì trước đây tình trạng này cũng đã xảy ra. Hiện tại đơn vị đã tiến hành nạo vét các giếng nước để đảm bảo nước sinh hoạt và tưới tiêu để người dân ổn định cuộc sống”, ông Trọng cho biết.
Ngọc Ánh (T/h)